Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng

Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng
Tác giả: 
Ngày đăng: 26/03/2013

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.
 
Mô hình chăn nuôi này được ví như việc “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” trong thực trạng giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, tính khả thi của mô hình đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đằng sau đó là hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho cả ngành chức năng và người chăn nuôi.
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thức ăn chăn nuôi mà cơ sở chăn nuôi bằng đệm sinh học đang sử dụng là thức ăn tự chế. Hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại chủ yếu ở chỗ thức ăn, vì có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay thức ăn hỗn hợp nên cũng góp phần giảm chi phí. Thức ăn tự chế biến này gồm hỗn hợp lúa ngọn, bắp được xay nhuyễn trộn với bột cá (khoảng 5%) và men vi sinh hoạt tính. Heo nuôi trong thời gian từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 kg (cân nặng khởi điểm là 30 kg/con).

Lượng phân thải ít, phân ít thối, chỉ trong vòng 5 - 10 phút sẽ tiêu hủy hết. Trong khi đó, những hộ chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp thì lượng phân thải của heo khá nhiều. Nền chuồng không đổ bê-tông, hỗn hợp sử dụng sau một năm có thể dùng để bán làm phân bón trong trồng trọt, tăng thu nhập cho người nuôi heo. Hỗn hợp có chứa men, nên nền chuồng sẽ sinh nhiệt. Liệu rằng vấn đề này có tác hại nếu như có dịch bệnh xảy ra. Trong suốt quá trình nuôi, heo không được tắm thì liệu có sạch không?

Các vấn đề nêu trên đang rất cần tiếng nói của ngành chức năng.


Có thể bạn quan tâm

Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL Lúa Lai - Tôm Sú: Mô Hình Canh Tác Hiệu Quả Tại ĐBSCL

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

26/03/2013
Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

26/03/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

26/03/2013