Người Tiên Phong Trồng Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.
Năm 2004, khi các anh ở viện Lâm nghiệp Việt Nam tìm hộ để tham gia mô hình trồng thử nghiệm cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên thì gia đình tôi đã đăng ký tham gia nhưng thiệt tình tôi chẳng hiểu gì về cây mắc ca. Nhưng được sự chỉ dẫn tận tình của các anh ở viện về kỹ thuật trồng và chăm sóc từ đó gia đình tôi đã có thêm nhiều hiểu biết về cây mắc ca.
Hiện nay, trong vườn gia đình ông Thu Cúc có 170 cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt . Năm 2009, vườn mắc ca đã cho thu hoạch 800 kg hạt, đặc biệt một số cây cho năng suất 30kg hạt/năm, cây sau khi trồng 3 năm đã bắt đầu thu bói. Tuy nhiên đây là mô hình trồng mới còn mang tính thử nghiệm nên cơ cấu giống trong vườn còn có cả cây thực sinh, cây ghép và cây giâm cành nên năng suất giữa các giống là không đồng đều. Ông Cúc cho biết: Trong số 800 kg hạt đã thu hoạch năm vừa qua, gia đình tôi gửi ra cho viện Lâm nghiệp 200kg, bán cho các doanh nghiệp thu mua ở Lâm Đồng 200kg thu về 200 triệu đồng, còn lại bao nhiêu tôi tiến hành nhân giống để mở rộng mô hình cho gia đình và bán cho các hộ dân đang có nhu cầu.
Bên cạnh đem lại thu nhập cao thì vườn Mắc ca của gia đình ông còn là điểm tham quan học hỏi cho nhiều hộ dân trong vùng, các cơ quan chức năng của tỉnh Đăk Lăk và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, còn là điểm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Theo ông Cúc cho biết: Thời gian vừa qua có Gs – Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng - Phụ trách chính trong chuyên mục “Chuyện nhà nông” đã ghé thăm vườn. Ông Hùng đã trao đổi, có những đánh giá sơ bộ về sự sinh trưởng – phát triển và khả năng thích nghi của cây Mắc ca tại Tây Nguyên và từ đó có cơ sở để tuyên truyên sâu rộng cho người dân. Ngoài Gs – Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng còn có đoàn chuyên gia về cây Mắc ca của Úc cũng đã đến thăm, theo đánh giá của các Chuyên gia Úc thì đặc biệt một số cây Mắc ca tại vườn có năng suất cao hơn gấp 10 lần so với các cây Mắc ca trồng ở bản địa.
Như vậy, bước đầu có thể khẳng định rằng cây mắc ca là một đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao, ít sâu bệnh, có tính thích nghi rộng, không khó trồng, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều và có thể trồng xen với nhiều loại cây khác như cà phê, chè .... Điều quan trọng là phải đầu tư đầy đủ về phân bón, tưới nước khi cần thiết và phải chăm sóc, quản lý chặt chẽ mới đưa lại hiệu quả như ta mong muốn. Ông Cúc cho biết: “Theo đánh giá và tính toán của bản thân thì trồng cây mắc ca có thể cho thu nhập cao gấp 5 lần so với trồng cà phê, mặt khác cây mắc ca có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên 100 năm và thời kỳ kinh doanh có thể trên 60 năm”.
Qua cuộc nói chuyện với ông Cúc và từ những thực tế trải nghiệm, chúng tôi hy vọng rằng cây mắc ca sẽ trở thành một loại cây trồng đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tây Nguyên. Trong tương lai không xa, mắc ca sẽ trở thành loài cây có giá trị xuất khẩu cao bên cạnh nhiều loài cây khác như lúa, cà phê, cao su, điều, tiêu…và tạo thế mạnh cho vùng đất Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm
Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.
Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.
Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.