Các Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Chống Hạn

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, vụ sản xuất HT, khu vực Trung Bộ có kế hoạch gieo sạ khoảng 396.490 ha lúa. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, và xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng, tại các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ có 11.673 ha thiếu nước tưới phải ngừng sản xuất… Bên cạnh đó, toàn vùng có 6.220ha lúa thiếu nước tưới phải chuyển đổi sang trồng cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn, rau màu các loại.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, tình hình nắng nóng, khô hạn sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 3 tháng tới. Do vậy, lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi đã yêu cầu lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn cho lúa vụ hè thu và vụ mùa.
Related news

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…