Các Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Chống Hạn

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, vụ sản xuất HT, khu vực Trung Bộ có kế hoạch gieo sạ khoảng 396.490 ha lúa. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, và xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng, tại các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ có 11.673 ha thiếu nước tưới phải ngừng sản xuất… Bên cạnh đó, toàn vùng có 6.220ha lúa thiếu nước tưới phải chuyển đổi sang trồng cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn, rau màu các loại.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, tình hình nắng nóng, khô hạn sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 3 tháng tới. Do vậy, lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi đã yêu cầu lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn cho lúa vụ hè thu và vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm có thể xảy ra do diện tích mặt nước nuôi cá tra nguyên liệu hiện nay giảm, cùng với đó, giá cá tra giống đang tiêu thụ chậm.

Nhu cầu mua của khách hàng tăng, nguồn cung trong nước hạn chế, lợi thế cạnh tranh về giá so với Ấn Độ và Thái Lan được xác định là những yếu tố giúp xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam sôi động trở lại trong thời gian gần đây.

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.