Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk

Dịch bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện và bùng phát tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 4/6 tại xã Quảng Điền, nhưng vì thiếu nguồn vaccine để khống chế từ đầu, nên dịch bệnh nhanh chóng lan sang các xã lân cận. Đến ngày 7/7, bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Krông Ana, với trên 1.400 con mắc bệnh, trong đó số lợn chết và tiêu hủy là gần 400 con.
Ngành thú y địa phương đã đề nghị được cấp vaccine tiêm phòng cho tổng đàn lợn, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng kịp thời. Trước thực trạng diễn biến phức tạp của bệnh tai xanh, Cục thú y đã hỗ trợ khẩn cấp 30.000 liều vaccine cho tỉnh Đăk Lăk chống dịch. Số vaccine này ưu tiên cấp cho địa phương đang có dịch, số còn lại dự phòng cho những địa phương khác khi có dịch tai xanh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.