Giá / Mô hình kinh tế

Bùng Phát Bệnh Đốm Trắng Cây Thanh Long

Bùng Phát Bệnh Đốm Trắng Cây Thanh Long
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/09/2012

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.
 
Như nhiều hộ khác, vườn thanh long nhà chị Nguyễn Thị Hồng ở khu phố 1, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc bỏ không ít chi phí đầu tư, mồ hôi công sức... nhưng vụ vừa qua đã trắng tay vì cây bị bệnh đốm trắng.
 
Chị Hồng than vãn: “Gia đình tôi có 500 trụ thanh long tơ, vụ mùa ra bông rất nhiều. Tôi tưởng chừng sẽ có nguồn thu lớn, vì giá trái rất cao, từ 8.000 - 10.000 đ/kg nhưng không ngờ bệnh đốm trắng làm trái thối sạch. Vì vậy cả vườn nhà tôi chỉ thu được hơn 1 tấn trái nhưng đều nhiễm nấm, phải bán rẻ như bèo, không đủ chi phí mua thuốc phun xịt”.
 
Theo chị, lúc đầu bệnh này chỉ xuất hiện trên những cành già có chấm hình tròn bằng đồng xu, một số cành non cũng có nhiều đốm chấm, sau đó chuyển sang màu vàng xám làm cành bị thối. Không chỉ gây hư cành, bệnh này còn lan xuống trái, nếu mức độ nhẹ thì trên trái có những đốm chấm, nổi sần như da con tắc kè (người dân hay gọi là nấm tắc kè), còn nặng hơn thì làm thối trái.
 
Hơn nữa bệnh này có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không phun thuốc BVTV kịp thời thì sẽ lan sang những trụ kế tiếp. Điều đáng lưu ý là mặc dù chị Hồng thường xuyên chặt bỏ những cành mắc bệnh, phun rất nhiều loại thuốc BVTV, mỗi lần phun mất khoảng 300.000 đồng, định kỳ 7 - 10 ngày là phun, nhưng không thể khắc phục.
 
Tương tự, vườn thanh long của hộ anh Dân Thanh ở khu phố Lâm Giáo, thị trấn Ma Lâm cũng bị "dính" bệnh đốm trắng. "Gia đình tôi có 300 trụ thanh long. Cách đây 2 tháng, bệnh nấm hại cành chỉ xuất hiện có vài trụ nên tôi không chú ý, nay hầu như lan rộng cả vườn. Dù đã đầu tư cả máy phun xịt, mua các loại thuốc đặc trị bệnh nấm, phun nhiều lần nhưng không cứu vãn nổi", anh Thanh nói.
 
Theo Chi cục BVTV Bình Thuận, diện tích thanh long trong tỉnh bị nhiễm bệnh đốm trắng hại cành và quả lên đến 252 ha, tập trung rải rác ở các huyện. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc đặc trị. Bệnh thường gây hại ở những vườn nhiều cỏ, độ pH trong gốc cây thấp, bộ rễ kém phát triển... Đây có thể là một bệnh do sinh lý thực vật gây ra, tác nhân chủ yếu do chế độ canh tác.
 
Trong khi chờ kết quả giám định mẫu bệnh, Chi cục đưa ra một số giải pháp khắc phục như dọn sạch cỏ vườn thanh long, thu gom cành, trái bị hư hỏng ra khỏi vườn. Phun thuốc Agri-life, Actinovate khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Tăng cường bón phân lân và kali, hạn chế bón đạm và thuốc kích thích sinh trưởng...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trợ Vốn Cho Hộ Nghèo Nuôi Ếch Ở Tiền Giang Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trợ Vốn Cho Hộ Nghèo Nuôi Ếch Ở Tiền Giang

Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.

27/09/2012
Nông Dân Thu Lãi 4 - 4,5 Triệu Đồng/sào Dưa Hấu Thu Đông Ở Tân Yên (Bắc Giang) Nông Dân Thu Lãi 4 - 4,5 Triệu Đồng/sào Dưa Hấu Thu Đông Ở Tân Yên (Bắc Giang)

Vụ thu đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng 265 ha dưa hấu, tăng 160 ha so với cùng kỳ năm ngoái với các giống có năng suất, chất lượng cao như: Trang Nông 1786, Trang Nông 575, Tai Sơn 46, Tai Sơn 54. Ba xã dẫn đầu toàn huyện về diện tích dưa hấu là Ngọc Lý, An Dương, Cao Xá.

27/09/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nho - Trôm Hiệu Quả Mô Hình Nho - Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho - trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận). Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho - trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

27/09/2012