Prices / Tôm thẻ chân trắng

Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt - Lý thuyết đến thực tiễn

Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt - Lý thuyết đến thực tiễn
Author: Vẹm Xanh
Publish date: Tuesday. April 5th, 2016

Các trại nuôi tôm thẻ, tôm sú trong ao nước ngọt thường chỉ thành công 2-3 vụ đầu tiên. Những vụ nuôi tiếp theo các ao tôm này thường gặp phải các vấn đề nghiêm trọng giống nhau như bệnh mềm vỏ, vỏ xanh, tôm không đồng đều kích cở hay tình trạng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Đầu tiên cần phải hiểu được bản chất của môi trường nước ngọt.

Qua bảng bên dưới ta thấy được so với nước mặn môi trường nước ngọt rất nghèo các khoáng chất.

Bảng 1: So sánh thành phần một số chất chính ở trong nước mặn và nước ngọt (Claude E.Boyd, 2000)

Thành phần Nước biển (mg/l) Nước ngọt (mg/l)
Clorua (Cl)

Natri (Na)

Sulfate (SO42-)

Magie (Mg)

Canxi (Ca)

Kali (K)

Bicarbonate (HCO3)

Brom (Br)

Stronti (Sr)

Silicate (SiO2)

Bo (Bo)

19000

10500

2700

1350

400

380

142

65

8.0

6.4

4.6

7.8

6.3

11.2

4.1

15

2.3

58.4

0.02

0.1

13.1

0.1

 

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu chất khoáng qua thức ăn và môi trường nước.

Trong vài vụ nuôi đầu tiên trong ao nước ngọt chất khoáng trong đất giải phóng ra môi trường, góp phần đảm bảo nồng độ muối khoáng trong nước.

Tuy nhiên, sau đó lượng khoáng này suy giảm và tôm nuôi gặp vấn đề.

Do vậy, bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt là bổ sung đầy đủ, đúng cách các loại khoáng chất cần thiết cho tôm kết hợp với thả tôm với mật độ phù hợp dựa trên trình độ quản lý.

Nhờ nắm được bí quyết này mà trang trại của Chaiwat ở tỉnh Pathumi Thái Lan đã thành công trong suốt 14 năm nay (3 năm đầu nuôi tôm sú, 6 năm tiếp theo nuôi tôm thẻ và cách đây 5 năm quay lại nuôi tôm sú cho đến bây giờ), họ duy trì năng suất ổn định 5 tấn/ha/vụ với tỉ lệ thất bại chưa đến 10%.

Với tôm sú trung bình sau 115 ngày nuôi, tôm đạt 40-50 con/kg, FCR: 1.3

Trang trại được bao quanh bởi ruộng lúa và các vườn trái cây, độ mặn của nguồn nước ở đây chính xác là 0‰.

Hiện trang trại có 31 ao nuôi, diện tích 3.000-4.000 m2/ao.

Tổng diện tích của trang trại bao gồm cả ao chứa, ao xử lý, nhà, đường đi là 30 ha.

Chi tiết thực tiễn nuôi của họ được kể ra sau đây:


Related news

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 1

Người nuôi cần nắm chắc những yếu tố này để hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Tuesday. April 5th, 2016
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối) Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối)

Tuesday. April 5th, 2016
Chủ động phòng bệnh tôm nuôi Chủ động phòng bệnh tôm nuôi

Để nuôi tôm thành công, người nuôi cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi, ngay từ khâu cải tạo ao, sử dụng con giống

Tuesday. April 5th, 2016