Prices / Tôm thẻ chân trắng

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 1

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 1
Author: Lê Cung
Publish date: Tuesday. April 5th, 2016

Việc sử dụng hiệu quả thức ăn cho từng loài vật nuôi phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Người nuôi cần nắm chắc những yếu tố này để hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Môi trường

Trên thực tế, mức độ cho ăn hay khẩu phần ăn không những phụ thuộc thành phần loài, giai đoạn phát triển mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện môi trường nhất là nhiệt độ.

Đã có rất nhiều nghiên cứu, cũng như các bài viết về ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng sử dụng thức ăn của vật nuôi và mối tương quan của nó với khối lượng cơ thể.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của thủy sản, gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cá, tôm.

Khi nhiệt độ tăng sự tăng trưởng của cá cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu protein của cá cũng tăng theo.

Theo đặc tính của mỗi loài, chúng chỉ sử dụng và hấp thu thức ăn hiệu quả nhất khi sống trong ngưỡng nhiệt độ phù hợp.

Vì vậy, trong quá trình nuôi, cần quan sát tình hình cụ thể của thời tiết mà tăng hay giảm lượng thức ăn cho phù hợp với sức ăn của vật nuôi, tránh thừa hay thiếu.

Đối với tôm nuôi, nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng 28 – 300C, khi nhiệt độ giảm đi khoảng 20C thì nên giảm 30 – 50 % lượng thức ăn hàng ngày và tùy theo khả năng bắt mồi của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn sau khi nhiệt độ nước ổn định.

Ở nhiệt độ thấp, tôm và cá đều không đòi hỏi lượng thức ăn lớn mà chỉ cần một lượng để duy trì, cho nên cần lưu ý để tránh lãng phí thức ăn và làm xấu môi trường nuôi.

Tốc độ dòng chảy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

Nếu tốc độ dòng chảy quá mạnh sẽ làm cho cá, tôm phải tiêu tốn một lượng năng lượng rất lớn cho quá trình chống lại dòng nước (nuôi cá bè thường FCR cao hơn trong nuôi cá ao, do cá tốn một năng lượng lớn hơn cho quá trình chống lại dòng chảy).

Tuy nhiên, nếu dòng chảy quá yếu sẽ làm cho chất thải khó được lưu thông, làm hỏng môi trường nuôi.

Hàm lượng ôxy hòa tan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sử dụng thức ăn của vật nuôi.

Theo các nghiên cứu, khi hàm lượng ôxy hòa tan (DO) thấp hơn 4 ppm thì tôm giảm ăn và tôm ngừng ăn khi DO < 2 ppm.


Related news

Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm - Phần 2 (Phần cuối) Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Côn trùng - Nguồn dinh dưỡng cho tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Tuesday. April 5th, 2016
Astaxanthin - chất tạo màu sắc cho vỏ tôm - Phần 1 Astaxanthin - chất tạo màu sắc cho vỏ tôm - Phần 1

Một trong những chức năng của sắc tố carotenoid trong thức ăn của động vật thủy sản là tạo màu sắc cho vật nuôi. Carotenoid có trong thịt và vỏ tôm

Tuesday. April 5th, 2016
Astaxanthin - chất tạo màu sắc cho vỏ tôm - Phần 2 (Phần cuối) Astaxanthin - chất tạo màu sắc cho vỏ tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Astaxanthin - chất tạo màu sắc cho vỏ tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Tuesday. April 5th, 2016