Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 17

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 17
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 21/12/2017

Phần 17 - Bệnh hại cà chua và các cây thuộc họ cà (ớt, khoai tây, cà pháo, cà tím...)

I/ Nhóm bệnh do vi khuẩn gây hại:

1/ Bệnh đốm đen:

Nhận biết:

- Trên lá có đốm nhỏ ngậm nước nhìn trong như giọt dàu. Vết đốm có màu nâu đen rộng khoảng 0,3cm. Khi bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành mảng lá hoại tử. Lá bệnh chuyển màu vàng và rụng nhưng một số lá có thể khô héo và treo rũ trên cây.

- Vết bệnh trên quả là những đốm nhỏ màu nâu đen, hóa sừng nổi nhô lên.

- Trên thân, cành vết bệnh có hình bầu dục

Điều kiện phát triển:

- Vi khuẩn tồn tại ở hạt giống, trên tàn dư cây trồng

- Tưới nước quá mức, nhiều sương và nhiệt độ cao thúc đẩy bệnh phát triển mạnh

Phòng ngừa:

- Dùng hạt giống sạch bệnh và trồng cây khỏe không mang mầm bệnh

- Trồng giống kháng, giống chịu bệnh

- Áp dụng triệt để luân canh cây trồng

- Dùng vật che chắn mưa, phủ mặt luống trong thời kỳ mưa nhiều có thể giảm  bệnh

- Sử dụng tro củi để xử lý hạt giống, cây giống

- Có thể sử dụng dung dịch có chứa đồng để hạn chế bệnh

- Hàng chắn gió ngăn cản sự lan truyền bệnh

2/ Héo xanh

Nhận biết:

- Ban đầu lá ngọn bị héo sau đó lại hồi phục. Trong vòng 2 -3 ngày sau cây héo đột ngộ và không thể hồi phục được

- Toàn cây héo rũ, vẫn có màu xanh, bó mạch hóa nâu, ruột thân ngậm nước.

- Các rễ phụ ký sinh có thể mọc ra trên thân chính

- Trong thân giữa các bó mạch chứa dịch nhày trắng đục là những ổ vi khuẩn

Điều kiện phát triển:

- Bệnh phá hại nghiêm trọng hơn cả trên cà chua, thuốc lá, khoai tây, cà tím và ớt

- Vi khuẩn tồn tại trong đất trong một thời gian rất dài (7 năm).

- Vi khuẩn xâm nhập qua cây theo các vết thương tự nhiên ở rễ, vết thương do côn trùng, tuyến trùng hoặc canh tác

- T0 cao, A0 đất cao thuận lợi cho bệnh phát triển.

Phòng ngừa:

- Dùng cây con sạch bệnh

- Luân canh với cây trồng khác

- Sử dụng giống kháng, chống chịu bệnh

- Tránh làm tổn thương rễ trong quá trình chăm sóc

II/ Nhóm bệnh do vi rút gây hại:

1/ Khảm vàng (virus TMV)

Nhận biết:

- Trên lá xuất hiện nhiều chòm màu xanh thẫm và vàng xen kẽ nhau. Chòm xanh thẫm thường dày và nổi lên làm cho lá gồ ghề, sần sùi làm lá chun nhỏ lại

- Bệnh biểu hiện rõ ở phần lá non và chồi non

Điều kiện phát triển:

- Bệnh lan truyền cơ giới bằng dịch cây bị bệnh

- Virut tồn tại trong tàn dư cây bệnh chưa phân hủy trong đất

- Virut không tồn tại trong hạt giống

Phòng ngừa:

- Nhổ bỏ cây bị bệnh khỏi ruộng

- Tránh tiếp xúc giữa nguồn cây bị bệnh với cây khỏe

- Vệ sinh dụng cụ tránh lây nhiễm bệnh

2/ Khảm dương xỉ(Virus CMV)

Nhận biết:

- Bệnh thường thể hiện triệu chứng nay sau khi trồng

- Bề mặt lá xuất hiện nhiều chòm màu xanh đậm, vàng nhạt xen kẽ lẫn nhau nhất là ở gần gân lá.

- Mép lá có màu vàng rõ rệt hơn

- Thùy lá bị bệnh nhỏ xoăn cong lên phía trên, dưới mặt lá có màu hơi xanh lơ.

- Cây bị bệnh có màu vàng, thấp lùn, phiến lá bị teo quắt lại sát với gân chính trông giống như lá dương xỉ

Điều kiện phát triển:

- Bệnh lan truyền do rệp muội

- Nguồn bệnh tồn tại quanh năm do virut có thể lan truyền từ cây lâu năm sang cây trồng khác nhờ côn trồng môi giới

- Cây non mẫn cảm với bệnh hơn cây đã trưởng thành.

- Bệnh có thể gây hại cả trên chuối, ớt, cà tím, dưa chuột

Phòng ngừa:

- Dùng giống sạch bệnh

- Dùng giống kháng

- Quản lý rệp, muội

- Khử trùng các phương tiện thu hái

- Hạn chế gây vết thương cơ giới trong quá trình chăm sóc

- Chăm sóc để cây khỏe.

3/ Xoăn vàng ngọn(Virut TYLCV)

Nhận biết:

- Lá, ngọn xoăn vàng, rúm ró, nhăn nheo. Lá co quắt dị hình

- Cây thấp nhỏ còi cọc

Điều kiện phát triển:

- Bệnh lan truyền nhờ bọ phấn trắng

Phòng ngừa:

- Trồng giống kháng, chống chịu

- Bón phân cân đối

- Quản lý tốt bọ phấn

- Dùng giấy bạc rải trong luống tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi bọ phấn

III/ Nhóm bệnh sinh lý: (Do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng hoặc các yếu tố ngoại cảnh bất lợi gây ra)

1/ Thối đỉnh quả

Nhận biết:

- Vết bệnh lóm khô màu đen ở đỉnh quả làm cho quả chuyển màu đỏ trước khi chín già

Điều kiện phát triển:

- Do thiếu can xi (vôi)

- Rối loạn chế độ cung cấp nước như tưới nước quá nhiều, đật bị khô nhanh

- Bón quá nhiều đạm có thể thúc đẩy bệnh phát triển

Phòng ngừa:

- Bón phân ủ nóng

- Bổ xung vôi bằng vỏ trai, hến, vở trứng gà tán nhỏ bón vào ruộng

- Tưới nước hợp lý không để ruộng quá ẩm hoặc quá khô

2/ Cháy rộp vỏ quà

Nhận biết:

- Trên bề mặt quả xuất hiện các vùng lõm màu xám đến đen. Khi bổ quả thấy các mô bên trong thịt quả bị hóa nâu

Điều kiện phát triển:

- Xuất hiện nhiều trên đất ướt, bí chặt

- Bón phân không cân đối, quá thừa đạm nhưng kali thấp

Phòng ngừa:

- Bón phân ủ nóng

- Bổ xung Kali bằng các dung dịch chiết từ thân cây chuối.

3/ Quả méo mó dị hình

Nhận biết:

- Quả và đỉnh quả biến dạng, quắt queo có những vệt đen không hình dạng khô lõm vào thịt quả

Điều kiện phát triển:

- Do khả năng thụ phấn của hoa kém trong điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Phòng ngừa:

- Chọn thời điểm trồng thích hợp

- Chọn giống chịu nhiệt

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 14

Phần 14 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do nấm gây hại. Rất nhiều bệnh nấm tấn công tất cả các phần của cây - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

21/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 15 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 15

Phần 15 - Bệnh hại và cách nhận biết - Bệnh do vi rút gây hại. Lá và thân cây có thể bị mất màu hoặc bị biến dạng - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

21/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 16 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 16

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 16 - Nhận biết các triệu chứng bệnh trên rau. (Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

21/12/2017