Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.
Anh Thành cho biết máy sử dụng động cơ diesel có khả năng làm cỏ mía với diện tích 1 ha/ngày tiêu tốn 8 lít nhiên liệu. Chi phí làm cỏ cho 1 ha mía bằng máy chỉ tốn khoảng 450 ngàn đồng bao gồm nhiên liệu, khấu hao thiết bị, nhân công vận hành; giảm 1,5 triệu đồng so với làm cỏ thủ công. Máy làm cỏ mía còn có khả năng cày phá gốc mía và làm vun hàng cho cây mì, bông vải. Máy được thiết kế gọn nhẹ, dễ vận hành và di chuyển phát huy tốt hiệu quả trên vùng đất chuyên canh cây mía xã Hòa Sơn.
Anh Nguyễn Văn Thành canh tác 5 ha mía cho sản lượng hàng năm trên 300 tấn, doanh thu 250- 300 triệu đồng. Việc áp dụng thiết bị cơ giới làm cỏ mía giúp gia đình anh sản xuất kịp thời vụ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.