79 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Cà Phê Chè

Ngày 27/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, nhằm khai thác tối đa lợi thế đất đai, khí hậu của vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh bao gồm 03 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển cà phê chè tại các huyện này.
Sẽ có 4.000 hộ nghèo (trên 90% là hộ đồng bào dân tộc) được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc 2000 ha cà phê chè; mỗi hộ nghèo được hỗ trợ trồng từ 2-5 sào cà phê; tổng kinh phí cho Đề án là 79 tỷ đồng.
* Ngày 27/5, Chủ tịch UBND Thành phố Kon Tum (Kon Tum) Phan Văn Thế cho biết: giai đoạn 2006 - 2012, từ chương trình 167/QĐ-TTg, chương trình 134/QĐ-TTg, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 112/QĐ-TTg, chương trình 167/QĐ-TTg… thành phố đã được đầu tư gần 53 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ giáo dục, xây dựng trạm nước sạch, đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, phát triển cao su...
Nhờ đó, diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương từ 17,21% xuống còn 8,24% (năm 2012).
Related news

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.

Vốn là hộ nghèo nhưng từ khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc bể thì cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Ngọc Thường ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại (Triệu Phong, Quảng Trị) đã dần ổn định.

Mặc dù dê ăn tạp nhiều loại rau, lá cây, tuy nhiên, nguồn thức ăn cung cấp cho dê ở thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Được anh Trần Anh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân giới thiệu, tôi tìm đến mô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Hoàng Minh Nhiệm ở xóm Bầu, phường Liên Bảo.