79 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Cà Phê Chè

Ngày 27/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, nhằm khai thác tối đa lợi thế đất đai, khí hậu của vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh bao gồm 03 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển cà phê chè tại các huyện này.
Sẽ có 4.000 hộ nghèo (trên 90% là hộ đồng bào dân tộc) được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc 2000 ha cà phê chè; mỗi hộ nghèo được hỗ trợ trồng từ 2-5 sào cà phê; tổng kinh phí cho Đề án là 79 tỷ đồng.
* Ngày 27/5, Chủ tịch UBND Thành phố Kon Tum (Kon Tum) Phan Văn Thế cho biết: giai đoạn 2006 - 2012, từ chương trình 167/QĐ-TTg, chương trình 134/QĐ-TTg, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 112/QĐ-TTg, chương trình 167/QĐ-TTg… thành phố đã được đầu tư gần 53 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ giáo dục, xây dựng trạm nước sạch, đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, phát triển cao su...
Nhờ đó, diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương từ 17,21% xuống còn 8,24% (năm 2012).
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.