5.368 Tỷ Đồng Dư Nợ Cho Vay Nuôi Và Chế Biến Cá Tra Ở Đồng Tháp
Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.
Hiện dư nợ cho vay cá tra gần 5.368 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng dư nợ cho vay thủy sản. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra có đủ điều kiện được vay vốn để phát triển nghề cá; không có chuyện “đóng cửa” không cho vay như một số thông tin phản ánh.
Cũng theo ông Thạch, diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp trong năm qua hơn 1.943 ha, đã thu hoạch được 1.057 ha, với sản lượng 386.910 tấn; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 482 triệu USD, tăng 1,5% so năm 2011. Cái khó hiện nay là giá cá tra xuống thấp chỉ còn 20.000 - 21.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Related news
Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.
“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.
Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...