330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Theo khảo sát của Phòng Nông nghiệp và PTNT, mức độ phục hồi của các vườn nhãn trong khoảng 60% và cho năng suất khoảng 40 - 50% so với trước. Những vườn nhãn áp dụng đúng quy trình dập dịch chổi rồng và đầu tư chăm sóc tốt ước năng suất đạt 1.200 - 1.400kg/1.000m2.
Các địa phương đã tích cực vận động nông dân dập dịch chổi rồng đạt hiệu quả như Trung Thành, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Chánh. Song, một ít nông dân xử lý không đúng quy trình kỹ thuật dập dịch chổi rồng hoặc xử lý nửa chừng, xử lý thuốc mà không đầu tư chăm sóc nên hiệu quả không cao.
Related news
Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.
Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).