330ha Nhãn Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Theo khảo sát của Phòng Nông nghiệp và PTNT, mức độ phục hồi của các vườn nhãn trong khoảng 60% và cho năng suất khoảng 40 - 50% so với trước. Những vườn nhãn áp dụng đúng quy trình dập dịch chổi rồng và đầu tư chăm sóc tốt ước năng suất đạt 1.200 - 1.400kg/1.000m2.
Các địa phương đã tích cực vận động nông dân dập dịch chổi rồng đạt hiệu quả như Trung Thành, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Chánh. Song, một ít nông dân xử lý không đúng quy trình kỹ thuật dập dịch chổi rồng hoặc xử lý nửa chừng, xử lý thuốc mà không đầu tư chăm sóc nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm

Thành công bước đầu của việc trồng xen canh cây sa nhân tím dưới tán rừng, và rừng xoan đã cho kết quả tốt, hứa hẹn một sự khởi đầu thuận lợi, đồng thời mở ra hướng đi mới, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân đồng thời gắn kết tăng hiệu quả công tác bảo vệ rừng

Nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa đến nay vẫn là huyện biên giới miền núi nghèo. Để tìm lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo, huyện Hướng Hóa đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo bền vững ở những xã đặc biệt khó khăn.

Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên cả diện hẹp và diện rộng, các đơn vị nghiên cứu loại ngô biến đổi gen có chung ý kiến rằng loại cây này không ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, kết quả nghiên cứu còn chưa đủ tin cậy và cần tiếp tục tiến hành khảo nghiệm thêm trước khi trồng đại trà.