Xuất khẩu được 2 đợt cá ngừ sang Nhật Bản

Đề án trên được Bộ NNPTNT phê duyệt triển khai từ tháng 8.2014 tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đến nay, Bình Định đã triển khai hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản thí điểm xây dựng chuỗi liên kết giữa Công ty CP Thủy sản Bình Định với 5 tàu câu, bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) theo phương pháp hiện đại; đã thực hiện được 2 đợt xuất khẩu CNĐD nguyên con sang Nhật; tổ chức JICA Nhật Bản chuẩn bị hỗ trợ 25 bộ thiết bị câu CNĐD cho ngư dân.
Trong khi đó, Phú Yên đã công bố chuỗi liên kết giữa Công ty CP Bá Hải với 8 tổ sản xuất trên biển (gồm 72 tàu câu CNĐD) đã được Bộ KHCN phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí nhập khẩu đồng bộ thiết bị cấp đông theo công nghệ CAS. Riêng Khánh Hòa đã tổ chức được 3 ngư đội (gồm 11 tàu CNĐD) hoạt động theo mô hình tàu mẹ - tàu con. Ngoài ra, Công ty Yanmar đang tiến hành thành lập công ty cổ phần, trong đó cổ đông là những người trực tiếp khai thác trên tàu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NNPTNT, việc khai thác cá ngừ theo chuỗi giá trị vẫn còn quá mới đối với ngư dân; hiệu quả của việc chuyển đổi từ khai thác tự phát sang theo chuỗi giá trị vẫn chưa được nhìn thấy rõ ràng. Nhiều ngư dân vẫn chưa bán sản phẩm cho doanh nghiệp trong chuỗi liên kết; lý do, ngư dân không vay được vốn lưu động từ ngân hàng và vẫn lệ thuộc vào vốn của các chủ nậu vựa.
Ban chỉ đạo đề án đã thống nhất tiếp tục hoàn thiện các vướng mắc của mô hình liên kết chuỗi, trong đó tiếp tục tìm kiếm nhân tố để xây dựng các doanh nghiệp thủy sản - chủ nậu vựa làm trung tâm của chuỗi liên kết. Thời gian tới, việc xây dựng chuỗi liên kết phải tập trung làm rõ bản chất cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa doanh nghiệp thu mua - chủ tàu - ngư dân khai thác CNĐD.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.

Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi do giá thịt lợn bấp bênh, trang trại của chị Trần Thị Thuấn Hoa ở xã Nam Cường (huyện, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn có thu nhập hơn 60 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tỷ đồng mỗi năm.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), bà con nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân, đồng thời chuẩn bị vụ lúa hè thu năm 2013.

Suốt những ngày qua, cá trên hồ Bàu Sen (TP Vũng Tàu) chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Trước đó, hàng trăm hộ nuôi cá lồng trên sông Chà Và và sông Rạng “tán gia bại sản” vì cá chết không kịp vớt. Nguyên nhân chính đều do hệ thống kênh rạch, sông hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng.