Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia

XK tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ 2014. Trong 6 tháng đầu năm nay, XK tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất và tăng mạnh nhất trong tháng 5.
Năm 2014, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Nhật Bản, chiếm 25% tổng NK tôm vào thị trường này. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc là các nhà cung cấp lớn tiếp theo cho Nhật Bản với thị phần lần lượt là 16%, 15%, 13% và 7%.
Trên thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá XK so với tôm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc. Năm ngoái, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13.7 USD/kg trong khi giá XK trung bình của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt là 12USD; 13,2USD; 11,8 USD và 10,3 USD/kg.
Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số các nhà cung cấp chính, giá trị NK tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất (-16,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị NK tôm từ Indonesia giảm ít nhất (-1,8%) trong khi khối lượng tăng 14,4% và Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng XK tôm sang Nhật Bản (+2%).
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế NK vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
Tháng 1/2015, giá NK tôm nước ấm đông lạnh trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn lên gần 12 USD/kg. Từ tháng 4 đến tháng 6, giá mặt hàng này lại giảm khoảng 1 USD/kg. Giá NK tôm chế biến vào Nhật Bản cũng giảm từ 9 USD/kg trong tháng 5 xuống còn 8,6 USD/kg trong tháng 6.
Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. XK tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự báo đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi sắn trong nước đã... bội thực thì sắn Campuchia lại "chảy ngược" vào VN khiến giá sắn đang ở mức đáy khó mà ngoi lên được.

Sáng 7-5, Sở KH&CN Hà Tĩnh và Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với UBND huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa mới XT28 và X33 trà Xuân trung tại xã Trường Sơn (Đức Thọ)

Ra ao nuôi tôm chơi, đứng cạnh hệ thống quạt sục khí, bé Nguyên bất ngờ bị cánh quạt kéo vào. Tai nạn khiến nạn nhân bị gãy cả chân tay. Tại bệnh viện, kết quả chẩn đoán cho thấy, nạn nhân bị gãy xương cả cánh tay, hai mảnh xương cẳng tay trái, hai xương đùi và xương cẳng chân bên phải. Ngực bên trái cũng bị gãy từ xương sườn thứ 4 đến xương sườn thứ 10

Chạch nuôi ở ruộng nước là nghề phụ của nhà nông, nghề nuôi cá ruộng nếu có môi trường tốt cũng đem lại hiệu quả khá cao. Cá chạch ruộng, ngoài việc tăng thêm thương phẩm còn làm cho đất ruộng thêm tơi xốp, cá ăn các loại sâu, bọ, phân cá được phân hủy tăng độ màu mỡ cho đất ruộng, lúa tốt, thóc nhiều, năng suất tăng

Bào ngư có đặc điểm khá lạ là có 9 lỗ khi trưởng thành, bình thường cũng có 9 lỗ nhưng là lỗ ngầm, chưa lộ ra. Dân tự do bất chấp mùa sinh sản hay không, bất kể con to hay con nhỏ, có đủ lỗ hay chưa cũng bắt bằng sạch. Đáy biển quanh đảo hàng ngày bị các đội thợ lặn sục sạo, loại sản vật đặc hữu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng khiến cho chính quyền Bạch Long Vĩ phải ra văn bản giao biển, giao bãi cho dân như trên đất liền giao ruộng