Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt

Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt
Ngày đăng: 19/08/2015

Theo thống kê của các bộ ngành liên quan, từ năm 2003 đến nay kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10 lần với giá trị trung bình lên 8 tỷ USD/năm. Hiện thủy sản là ngành xuất khẩu thứ 3 đứng sau dầu thô và dệt may. Sự lớn mạnh của ngành thủy sản Việt Nam thể hiện rõ ở từng thị trường.

Tính riêng thị trường EU, năm 2000 chỉ có 18 DN xuất khẩu nhưng đến nay đã có 465 DN xuất khẩu với thị phần chiếm 27%. Theo nhận định của Hội Nghề cá Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 500%. Thị trường EU luôn là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh. Đặc biệt, thị trường này dự báo sẽ tăng trưởng khi mà hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU được ký kết.

Thực tế cho thấy, thị phần thủy sản phát triển tốt ở thị trường các nước song chất lượng của mặt hàng này đang cần được chấn chỉnh vì số lô hàng bị cảnh báo và trả về không ít.

Ông Lê Thanh Hòa, đại diện Vụ hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT khẳng định, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy các nước tăng khá cao nhưng vi phạm về an toàn thực phẩm của thủy sản Việt Nam vẫn trải dài trong nhiều năm qua. Theo thống kê mới nhất, từ năm 2010 đến hết tháng 5 – 2015, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo. Điều đặc biệt, số lô hàng bị cảnh báo tăng dần theo thời gian. Đơn cử, như năm 2010 có 13 lô bị cảnh báo, đến năm 2014 con số này ở mức 41 lô (chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu).

Không chỉ nâng cao chất lượng thủy sản đánh bắt, thủy sản nuôi trồng cũng được chú ý hơn. Bởi, thị trường các nước đang hướng tới sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm. Điển hình, thị trường EU đang đưa ra các yêu cầu sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng xuất khẩu vào thị trường này phải có tiêu chuẩn ASC (nuôi trồng có trách nhiệm). Để thực hiện theo tiêu chuẩn đòi hỏi DN phải đảm bảo các cam kết về môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản; an sinh xã hội tại quanh nơi sản xuất, phúc lợi địa phương…

Mong muốn hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam, thời gian qua, WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) Việt Nam đưa ra các chương trình nâng cao năng lực phù hợp với chứng nhận ASC. Chương trình này mới thực hiện tập trung cho tôm và cá tra, nay bắt đầu làm cho con cá rô phi. Ngoài ASC, thủy sản Việt Nam còn hướng đến chứng nhận thứ 2 là MSC (đánh bắt bền vững). Đây là chương trình yêu cầu, giảm sản lượng đánh bắt không mong muốn. Chương trình này đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng đối với sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng.

Đơn cử, chuẩn này quy định rõ ràng với con ghẹ xanh đủ chuẩn tiêu thụ khi mai nó có kích thước dưới 10cm, những con có trứng hay quá nhỏ không được đánh bắt.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện tốt các quy chuẩn về hàng thủy sản xuất khẩu vì một số sản phẩm thủy sản “made in Việt Nam” đã làm được điều đó. Minh chứng, nhìn vào nghêu Bến Tre thấy rõ, năm 2009 nghêu Bến Tre tiên phong đánh dấu son khi được chứng nhận MSC. Tính đến thời điểm này, nghêu Việt Nam là loại thuỷ sản duy nhất tại Đông Nam Á được cấp chứng chỉ.

“Việc người tiêu dùng lên tiếng khuyến khích các hộ nuôi và nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực phát triển thủy hải sản bền vững tại Việt Nam sẽ góp phần nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản có trách nhiệm trong nước. Đồng thời, giữ sức mạnh tạo ra nhu cầu thị trường”, TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam khẳng định.

TS Thịnh cho biết thêm, nhờ có các chương trình phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững mà 20 vùng nuôi của các DN thủy sản xuất khẩu hàng đầu đạt chứng nhận ASC. Tính chung cả nước có 60 vùng nuôi đạt ASC và 20 vùng nuôi khác đang hướng tới tiêu chuẩn này. Riêng với các hộ nuôi đơn lẻ, có 30 hộ nuôi chủ động tham gia vào chương trình nâng cao năng lực do WWF cung cấp.

Việc vận dụng chương trình nuôi kiểu mới đáp ứng tiêu chuẩn chất của các thị trường đã có hiệu quả khi 20% - 25% sản lượng thuỷ hải sản sản xuất đạt tiêu chuẩn ASC. Đặc biệt, giá bán xuất khẩu tăng 20% so với trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Kiệu giống rớt giá Kiệu giống rớt giá

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

29/08/2015
Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

29/08/2015
Bưởi da xanh đang lấn các cây trồng Bưởi da xanh đang lấn các cây trồng

Tại Giồng Trôm và Châu Thành, diện tích trồng mới bưởi da xanh (BDX) tăng rất nhanh trong 6 tháng đầu năm 2015, đã gần bằng diện tích BDX hiện có của TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (khoảng 610ha). Ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhiều hộ dân cũng đang trồng mới BDX. Thực trạng này, nhiều người lo lắng, hiện việc tăng diện tích trồng BDX như thế có phá vỡ quy hoạch khi Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang được triển khai?

29/08/2015
Sẽ có nhãn hiệu tập thể bưởi da xanh Vũng Liêm Sẽ có nhãn hiệu tập thể bưởi da xanh Vũng Liêm

Mới đây, Hội Nông dân huyện Vũng Liêm được UBND tỉnh Vĩnh Long chấp thuận việc sử dụng độc quyền địa danh “Vũng Liêm” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bưởi da xanh Vũng Liêm”.

29/08/2015
Năng suất nhãn xuồng cơm vàng giảm Năng suất nhãn xuồng cơm vàng giảm

Thời điểm này, 60ha diện tích đất trồng nhãn tại vùng chuyên canh xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đang bước vào vụ thu hoạch, sản lượng đạt hơn 750 tấn. Theo một số hộ dân ở đây cho biết, năng suất giống nhãn xuồng cơm vàng đạt từ 8 - 9 tấn/ha giảm 1 tấn/ha so với cùng kỳ.

29/08/2015