Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Chung Cho Tôm Asean

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết hiện nay các quốc gia ASEAN đang cung cấp 80% sản lượng tôm cho toàn thế giới.
Trong khi đó, các nhà sản xuất, chế biến tôm ASEAN lại phải thực hiện rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác nhau xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. Mặc dù thị trường là của người mua nhưng các nước ASEAN đã thống nhất đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành tôm.
Theo đó, VASEP sẽ cùng với các cơ quan quản lý nhà nước và các nước ASEAN thực hiện bộ tiêu chuẩn chung cho tôm với những điều kiện đặc thù của các nước Asean và đáp ứng các yêu cầu phổ biến của các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Hòe, bộ tiêu chuẩn tôm ASEAN được chia ra hai bộ tiêu chuẩn gồm bộ tiêu chuẩn cho việc nuôi tôm quảng canh (chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên) và bộ tiêu chuẩn cho tôm công nghiệp.
Như vậy, các nhà sản xuất, chế biến tôm ASEAN sẽ phải thực hiện một bộ tiêu chuẩn chung thay vì phải chạy theo nhiều tiêu chuẩn như hiện nay. Đây cũng là mong muốn người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm.

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.