Điện lực Hòa Bình tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện đến hộ nuôi tôm

Để đảm bảo cung cấp điện cho các khách hàng trên địa bàn có sử dụng điện phục vụ nuôi tôm, Điện lực Hòa Bình đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch cung cấp điện hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của người dân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN.
Hiện nay, Điện lực Hòa Bình có gần 2.000 khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm. Qua thống kê, đơn vị nhận thấy hầu hết khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm còn dùng các động cơ tạo oxy đã được quấn lại, xuất xứ không rõ ràng.
Cách thức truyền động thô sơ bằng các ổ trục bằng gỗ với ma sát lớn, các thanh truyền động dài làm tốn hao công suất. Bên cạnh đó, không ít người còn sử dụng các loại đèn compact chất lượng kém, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để thắp sáng khu vực sản xuất. Những nguyên nhân trên góp phần làm tổn hao điện năng cho khách hàng, làm cho hiệu suất làm việc của thiết bị kém, gián tiếp gây áp lực cung cấp điện lên ngành Điện lực.
Từ những vấn đề trên, Điện lực Hòa Bình đã hướng dẫn khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN theo cách tiết kiệm; khuyến khích từng bước thay thế các động cơ công nghệ cũ, xuất xứ không rõ ràng bằng các động cơ có nhãn tiết kiệm năng lượng; hướng dẫn khách hàng thay thế các ổ trục gỗ bằng các ổ trục cơ khí để giảm ma sát. Hàng tháng, ngành Điện lực huyện triển khai kiểm tra sử dụng điện đối với khách hàng sử dụng điện nuôi tôm.
Qua đó dễ dàng phát hiện những lỗi khiến việc sử dụng điện vừa không tiết kiệm lại ít an toàn. Phát hiện, phân tích cho khách hàng thấy được các nguy cơ tiềm ẩn của việc chỉ kéo một dây pha và đóng cọc đất để phục vụ các thiết bị điện. Hướng dẫn cho khách hàng kéo dây pha và dây trung tính từ nguồn điện và đóng tiếp đất; khuyến khích khách hàng sử dụng các loại CB chống giật để hạn chế tai nạn điện. Chỉ tính trong năm 2014, Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến 100% các xã thuộc huyện.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, Điện lực Hòa Bình từng bước nâng cao ý thức của các khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức của khách hàng về việc xây dựng và vận hành hệ thống điện phục vụ nuôi tôm đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả. Nắm được các số liệu về thiết bị điện hiệu suất kém của khách hàng nuôi tôm, tổng kết báo cáo về cấp trên để có hướng hỗ trợ khách hàng thay thế các thiết bị này.
Với đặc điểm của Bạc Liêu có khá nhiều khu vực nuôi tôm CN-BCN, mô hình tiết kiệm điện của Điện lực Hòa Bình là một mô hình hay, cần nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...