Xã Việt Thành đón nhận danh hiệu NTM

Nằm ở phía Bắc huyện Trấn Yên, Việt Thành có 12 thôn với 827 hộ, 3.039 khẩu chủ yếu là SXNN.
Sau 4 năm xây dựng NTM, Việt Thành đã kiên cố hóa được 25 km đường giao thông nông thôn, 100% hệ thống mương chính, 70% kênh mương nội đồng, 100% số hộ có điện lưới quốc gia… tổng vốn đầu tư 50,76 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 13,2 tỷ đồng.
Từ nhiều năm qua Việt Thành phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, hiện xã có 57 ha dâu tập trung mỗi năm thu nhập gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra nghề trồng nấm linh chi, mộc nhĩ cũng đang cho thu nhập cao, SXNN tập trung trồng lúa chất lượng cao bán ra thị trường…; thu nhập đầu người đạt từ 22-25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,81%.
Có thể bạn quan tâm

Trồng rau an toàn khác với cách làm truyền thống. Để nông dân trồng rau đạt chất lượng, Hội ND xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở lớp trồng rau an toàn, quảng bá sản phẩm…

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…