Mối Lo Trên Đồng Ruộng

Dẫn Tư tôi lội trên đồng ruộng bị chuột cắn phá từng vạt, anh Ba Điện Tiến ở huyện Điện Bàn than phiền: “Do số diện tích ni nằm ven khu vực gò đồi nên lâu nay vụ nào chuột cũng tấn công khiến năng suất lúa thường đạt thấp.
Lo sợ mùa màng tiếp tục thất bát, hồi đầu vụ hè thu 2014 này tui huy động 6 thành viên trong gia đình ra quân đào phá hang để tiêu diệt chuột. Thế nhưng, khoảng nửa tháng trở lại đây, chẳng biết ở đâu ra mà nó xuất hiện mỗi lúc một nhiều.
Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.
Đâu riêng anh Ba Điện Tiến, cả nghìn hộ dân khác cũng đang đứng ngồi không yên vì chuột. Theo tìm hiểu của Tư tôi, tính đến thời điểm này tại Tiên Phước, Duy Xuyên, Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Phú Ninh, Thăng Bình… đã có ít nhất 171ha lúa hè thu chính vụ bị chuột cắn phá với tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, thậm chí một số chân ruộng thuộc huyện Điện Bàn lên đến 20%.
Lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương lo ngại rằng, nếu ngay từ bây giờ nhà nông không khẩn trương triển khai đồng bộ những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với chuột thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu.
Không chỉ lao đao trước sự tác oai tác quái của lũ chuột, nông dân xứ Quảng cũng đang phập phồng lo rầy sâu bọ bùng phát mạnh. Hôm qua, lên huyện Phú Ninh, Tư tôi thấy chị Sáu Tam Thành mang bình thuốc bảo vệ thực vật to đùng phun khắp ruộng lúa vàng chái. Vừa hỏi đến chuyện sản xuất, chị Sáu liền lắc đầu: “Từ ngày 10.7 đến nay, bọ trĩ và bọ xít đen bỗng dưng xuất hiện trên 3 sào lúa của tui với mật độ rất cao.
Cách đây một tuần, tui đã mua thuốc đặc hiệu về xịt nhưng vẫn chưa dập tắt được 2 loại bọ ấy. Vì thế, chừ phải phun thêm lần nữa để sớm triệt tiêu nó. Nhà nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào cây lúa, nếu không lo phòng trừ sâu bệnh gây hại thì dễ gặp khó khăn lắm”.
Khi tối, nghe kể, thím Bảy Nông Nghiệp chậc lưỡi: “Ngoài chuyện chuột hoành hành thì mấy ngày gần đây bọ trĩ, bọ xít đen đã gây hại hơn 47ha lúa hè thu ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Đáng lo hơn, hiện 24ha lúa khác cũng đang bị rầy nâu, rầy lưng trắng tấn công với mật độ bình quân 400 - 500 con/m2, cá biệt có vùng lên đến 2.000 con/m2”.
Theo thím Bảy, rầy nâu và rầy lưng trắng là tác nhân chính lây truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen. Do vậy, nếu nhà nông tỏ ra lơ là trong khâu phòng chống thì những đồng lúa rất dễ lâm nguy.
Có thể bạn quan tâm

Việc Bộ Nông nghiệp Mỹ và Úc cho phép Việt Nam xuất nhãn, vải vào những thị trường này là một điều hết sức đáng mừng.

Với gần 1.000 ha tiêu, trong đó 70% đã cho thu hoạch của xã dân tộc thiểu số biên giới Lộc An chiếm 1/4 diện tích tiêu Lộc Ninh và gần 10% diện tích của tỉnh Bình Phước. Hữu cơ hóa vườn để sản xuất tiêu sạch bền vững, những “vua” trồng tiêu ở Lộc An đã góp phần dẫn dắt giá cả tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và mùa thu hoạch năm 2015, người trồng tiêu ở Lộc An vui hơn bởi giá bán luôn ở mức trên 200 ngàn đồng/kg (tiêu trên 500g/lít)...

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.