Việt Nam Xuất 7,7 Triệu Tấn Gạo Trong Năm 2014

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam - năm thứ 3 liên tiếp.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Đáng lưu ý, Trung Quốc năm nay là năm thứ ba liên tiếp là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từViệt Nam, với sản lượng năm 2014 đạt 2,1 triệu tấn(chiếm 32% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam).
Đứng thứ hai là Philippines 1,4 triệu tấn, Châu Phi 800 ngàn tấn...
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, dự kiến năm 2015, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu khoảng 7-7,5 triệu tấn...
Một điểm đáng lưu ý khác, báo cáo của Bộ Công thương công nhận sản xuất công nghiệp của VN vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, với hướng gia công, lắp ráp.
Một số ngành dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, điện tử (điện thoại di động) tăng trưởng cao nhưng theo Bộ Công thương thì giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp.
Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm

Với tình hình giá cả xuống thấp như hiện nay, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới trong một số công đoạn sản xuất và chế biến để tiết giảm tối đa chi phí đầu tư cho vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt nông thôn nhiều nơi khởi sắc. Tuy ở một số địa phương còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng với sự chung tay, góp sức của chính quyền, người dân tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực phấn đấu sớm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.