VFA muốn thêm giống Japonica vào thương hiệu gạo Việt

Tuy nhiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đề xuất nên tính toán, đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa chọn làm thương hiệu.
Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, cho biết có hai lý do để đề xuất đưa giống lúa Nhật Japonica vào danh mục chọn xây dựng thương hiệu:
Đó là giống này có nhu cầu thị trường, và điều kiện ở Việt Nam thích hợp để sản xuất.
“Vụ đông xuân vừa rồi, nghe nói Kiên Giang và An Giang, mỗi nơi sản suất 5.000 héc ta lúa Japonica và được tiêu thụ rất là tốt, tức là chúng ta có khả năng sản xuất với điều kiện của chúng ta.
Do đó, tôi đề nghị đưa giống Japonica vào danh mục để phát triển thương hiệu gạo trong thời gian tới,” ông Huệ đề xuất.
Ngoài ra, ông Huệ cho biết, vừa qua ông cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một chuyến đi khảo sát thị trường Trung Quốc mà cụ thể là ở tỉnh Vân Nam, nơi có nhu cầu rất cao về loại gạo Japonica.
Theo ông Huệ, mỗi năm trung tâm gạo của Vân Nam mua đến 1,4 triệu tấn.
“Toàn bộ là gạo Japonica, tôi không hiểu họ có cố tình không muốn cho mình xem gạo hạt dài hay không? Nhưng, ở đây họ xác định tiêu thụ gạo hạt tròn Japonica là 70%, 30% là hạt dài và họ đã chở chúng tôi đến xem một chợ gạo như vậy,” ông Huệ nói.
Ông Huệ nhận định, với dung lượng thị trường lớn như vậy, rõ ràng nhu cầu đối với giống lúa Nhật Japonica sắp tới cũng sẽ rất lớn, chưa kể đến nhu cầu của một số nước khác.
“Bây giờ với TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), Nhật sẽ mở cửa thị trường gạo và thực tế thời gian qua, doanh nghiệp Nhật đã vào hợp tác sản xuất loại gạo này ở Việt Nam rồi,” ông cho biết
Theo đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020 đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam và đến năm 2030 đạt 50%, trong đó có 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thuộc nhóm gạo thơm và đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.