Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.
Sức chứa của các kho dự trữ ngũ cốc tại Trung Quốc đã tăng 100 lần so với năm 1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới dự trữ ngũ cốc quốc gia dựa trên bốn trung tâm hậu cần tại các tỉnh Liêu Ninh, Quảng Đông, Thượng Hải và Chiết Giang. Ông Ren cho hay mạng lưới trên đã được nâng cấp, với 78% kho chứa được lắp đặt hệ thống thông gió và 57% được quản lý bằng máy vi tính.
Giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có chương trình tích trữ ngũ cốc riêng và đang theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Năm 2013, sản lượng ngũ cốc ở Trung Quốc tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước lên gần 602 tấn, đánh dấu năm tăng thứ 10 liên tiếp.
Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc trong những năm qua mặc dù tăng nhưng khối lượng không lớn. Nước này đã nhập khẩu 13 triệu tấn ngũ cốc, chiếm 2,4% lượng tiêu thụ ngũ cốc trong nước năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.