Tính Đến 15/7, Các Nhà Máy Còn Tồn Kho Gần 460.000 Tấn Đường

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.
Giá bán đường tháng Bảy chững lại và có xu hướng giảm so với tháng Sáu, tuy nhiên nếu công tác chống buôn lậu đường được kiểm soát tốt như trong thời gian vừa qua, mức tiêu thụ đường cho các nhà máy sẽ tăng và lượng tồn kho này không đáng lo ngại.
Hiện giá đường tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên giảm khoảng 200-300 đồng/kg so với tháng trước.
Cụ thể, giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại cửa kho nhà máy: miền Bắc từ 12.500 đến 13.000 đồng/kg; miền Trung và Tây Nguyên 12.000-13.090 đồng/kg; miền Nam 13.000 đồng/kg.
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, hiện nay, quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp quan tâm, tạo sự liên kết.
Ngoài một số doanh nghiệp có ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ lớn, còn lại đều phụ thuộc vào sức mua của thị trường.
Do đó, khi cung đường đang vượt cầu là áp lực rất lớn đối với các nhà máy, trong khi việc xuất khẩu đường đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng từ nay đến khi vào vụ mía đường mới, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần theo dõi sát diễn biến, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kịp thời để có biện pháp điều hành thị trường phù hợp.
Bên cạnh đó, Hiệp hội và các công ty đường chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tiêu thụ đường năm 2015, đảm bảo cân đối cung cầu, giữ ổn định thị trường trong nước.
Theo ước tính của Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối, từ nay đến cuối năm 2014, mức tiêu thụ đường không có biến động lớn so với năm 2013.
Với lượng tồn kho đến nay cùng với sản lượng dự kiến sản lượng đầu vụ 2014-2015 (300.000 tấn) và lượng nhập khẩu năm 2014 (77.300 tấn) thì nguồn cung đường từ nay đến cuối năm đạt 835.190 tấn.
Sau khi cân đối cung cầu, đến cuối năm 2014, lượng đường dư thừa khoảng 251.240 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...