Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Mô Hình Mới Thích Hợp Với Người Cao Tuổi

Trồng Thanh Long Mô Hình Mới Thích Hợp Với Người Cao Tuổi
Ngày đăng: 29/01/2015

Thực hiện cơ cấu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành (Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Bạch ngụ ấp Tân Phong Ngoại, xã Tân Thạch đã xây dựng thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau xã Tân Thạch, ông Nguyễn Minh Bạch đã phát huy vai trò của mình, nêu gương sáng trong phong trào Người cao tuổi phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Theo đó, đầu năm 2013, ông Bạch đã mạnh dạn đốn bỏ 0,8ha đất trồng dừa đang cho trái để bắt đầu trồng 1 ngàn gốc thanh long ruột trắng và thanh long ruột tím.
Ông Bạch trồng thanh long theo phương pháp cho cây bám vào trụ bê-tông, trồng 4 hom giống dùng dây buộc cố định hom giống với trụ. Theo ông, trụ xi-măng có chiều cao 1,5m, phía trên trụ có 4 cọng sắt được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long. Thanh long là giống dễ trồng, tuy nhiên đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Một năm, cây có thể ra 5 - 6 lứa quả, từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch là 75 ngày.
Cây thanh long chịu hạn tốt, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước cho cây đầy đủ, một năm bón phân 3 lần với lượng phân vừa đủ, đặc biệt vào mùa mưa, phải úp ly trên hoa để tránh rụng trái. Khi xử lý nghịch vụ, ông phải chông đèn cho cây khoảng 10 tiếng 1 ngày, trong vòng 15 ngày cây sẽ ra hoa.
Được biết, chi phí ban đầu ông Bạch bỏ ra đầu tư cho 0,8ha thanh long là 150 triệu đồng. Đến nay, sau 2 năm trồng, vườn thanh long của ông đã có khoảng 800 gốc cho trái, riêng trong năm 2014, có 650 gốc cho trái theo mùa, ông thu hoạch được 8 tấn trái, thu lợi nhuận 40 triệu đồng.
Hiện tại, ông Bạch đang xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là dịp Tết Ất Mùi 2015, vườn thanh long của ông có khoảng 2 tấn trái bán ra thị trường với giá khoảng 20 ngàn đồng/ký. Ông Bạch cho biết, so với 0,8ha dừa trước đây thì trồng thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Nếu cây cho trái nghịch vụ, 1 năm có thể thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, còn dừa thì 1 năm chỉ được 30 - 40 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình trồng thanh long của ông Nguyễn Minh Bạch, ông Lê Minh Giảng - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tân Thạch nói: “Đây là mô hình hay, bước đầu tuy có gian nan vì phải xây trụ bê-tông, trồng hom thanh long và chăm sóc kỹ nhưng từ 1 - 2 năm sau, khi cây phát triển tốt thì mô hình này phù hợp với người cao tuổi”.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

20/08/2015
Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

20/08/2015
Tạo sức bật cho kinh tế biển Tạo sức bật cho kinh tế biển

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

20/08/2015
Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi

Mùa nước nổi năm nay tuy mực nước lên chậm và không cao như các năm trước, nhưng nguồn lợi thủy sản khá phong phú khiến cho những người làm nghề lưới cá cảm thấy phấn khởi.

20/08/2015
Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Chiều 17/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển chăn nuôi.

20/08/2015