Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Để giúp cho người dân nuôi cua áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trạm Khuyến Nông Cần Giờ đã triển khai mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ nguồn giống sinh sản nhân tạo sử dụng bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 2 ha/4 hộ, tại Xã Lý nhơn, huyện Cần Giờ, với mật độ thả 1 con/m2, số lượng giống thả 20.000 con.Trong đó, Khuyến nông đầu tư 100% chi phí con giống cho các hộ nuôi.
Qua thời gian 3 tháng thực hiện mô hình trình diễn đã mang lại kết quả khá tốt, lệ sống cua 40 – 45%, trọng lượng bình quân cua 260 gr/con. Hướng tới CBKT Trạm sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân phát triển nuôi cua theo hướng tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, chủ động nguồn giống, thức ăn đồng thời góp phần làm giảm áp lực đối với việc khai thác nguồn cua tư nhiên, thức ăn cá tạp đễ làm thức chính cho cua nuôi hiện nay.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM nhận định; mô hình nuôi cua bằng con giống sinh sản nhân tạo sử dụng thức ăn công nghiệp không những đã mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là“cứu cánh” cho bà con nông dân nuôi cua tại xã Lý Nhơn. Qua đó tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã nông thôn mới, cần nhân rộng mô hình này và tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp để bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.