Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đã và đang tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ NNN&PTNT Vũ Văn Tám, khoa học công nghệ là nhóm giải pháp chính được xác định triển khai thành công tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ chức quốc tế thời gian qua luôn được ngành chú trọng.
Trong những năm qua, Viện Chăn nuôi quốc tế luôn là một trong những đối tác hỗ trợ tích cực trong triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn này, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế thống nhất ký Bản ghi nhớ để mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Trong đó đặc biệt chú trọng đến mục tiêu hai bên cùng quan tâm như xây dựng hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững trên cơ sở phát triển lồng ghép giữa chăn nuôi và trồng trọt, phát triển các chuỗi giá trị, giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro vẫn tồn tại lâu nay trong hệ thống nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong bối cảnh toàn cầu hóa nhanh chóng, nhất là việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trường sữa và sản phẩm vật nuôi là những thách thức đặc biệt lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu cần có sự đổi mới cả quy trình công nghệ, cách tiếp cận và sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, giữa các tổ chức nghiên cứu với các cơ quan quản lý quốc gia. Bản ghi nhớ giữa 2 bên sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả hơn.
Về phần mình, bà Shirley Tarawali - Phó Tổng giám đốc Viện Chăn nuôi quốc tế cho biết, những nghiên cứu mới của Viện hiện nay đang được mở rộng theo hướng phát triển chăn nuôi theo chuỗi. Đồng thời phát triển chăn nuôi gắn với biến đổi khí hậu đối với những ngành hàng chính như chăn nuôi lợn, gia cầm. Đây cũng là những mục tiêu mà Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.