Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới
Ngày đăng: 03/03/2015

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất phù sa bồi đắp, biết nắm bắt thị trường mà nhiều hộ nông dân ở xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã chuyển đổi thành công nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả theo hướng công nghệ cao. Điển hình là mô hình trồng ổi Đài Loan.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Anh Luông thông tin thêm: Trước kia trên diện tích đất này, anh trồng nhiều loại cây nhưng không mang lại hiệu quả, còn đối với ổi Đài Loan thì rất dễ trồng, chi phí thấp, nhẹ công chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Do có nhiều kinh nghiệm trong việc làm vườn, lại tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, nên qua 5 tháng trồng và chăm sóc, cây ổi phát triển tốt và cho trái.

Hiện tại 200 cây ổi Lê Đài Loan của anh Luông đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách 1 ngày là cho thu hoạch 1 đợt, mỗi đợt từ 60 đến 70 kg, với giá bán hiện nay 8.000đ/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 400 ngàn đồng/đợt thu hoạch, bình quân lợi nhuận từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.

Để ổi đạt chất lượng cao, quả to, bóng đẹp, thì cần phải chăm sóc, bón phân đúng định kỳ, đặc biệt là giai đoạn mới ra hoa, thường xuyên vun xới gốc cho đất tơi xốp và tưới nước thường xuyên để cây phát triển. Khi trái ổi lớn khoảng 2 cm, dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nylon bọc bên ngoài để trùm trái lại, khoảng 2 tháng có thể thu hoạch, kỹ thuật này nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục trái gây hại cho ổi và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương, cũng như các cấp Hội nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu đã và đang tích cực triển khai thực hiện tốt các đề án quy hoạch lại các vùng chuyên sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi thủy sản. Đặc biệt là khuyến cáo nông dân chuyển đổi các mô hình trồng trọt – chăn nuôi phải phù hợp với thổ nhưỡng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng công nghệ cao, để sản xuất mang lại năng suất hiệu quả cao, đặc biệt là chú trọng thị trường đầu ra.

Ổi Đài Loan là một trong những loại cây đang phát huy hiệu quả mang lại kinh tế cho nhiều hộ nông dân ở vùng đồng bằng sông Cữu Long nói chung và nông dân ở thị xã Tân Châu nói riêng. Khác với nhiều loại cây ăn trái khác, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch phải mất vài ba năm, thì giống ổi Đài Loan này chỉ mất hơn 5 tháng là đã bắt đầu cho thu hoạch, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, thu hoạch quanh năm, nếu nông dân chịu cần mẩn chăm sóc đúng cách, thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện tại, một số hộ nông dân trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, dừa… trên địa bàn xã Vĩnh Xương cũng đang triển khai áp dụng trồng xen canh giống ổi Đài Loan này, thực hiện theo mô hình lây ngắn nuôi dài.

Toàn xã Vĩnh Xương hiện có khoảng 10 hộ trồng ổi Đài Loan, với diện tích khoảng 15 hécta. Nhờ chuyển đổi mô hình làm ăn mà nhiều hộ nông dân trên địa xã có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo lộ trình kế hoạch của địa phương đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Có vaccine phòng bệnh cho cá tra Có vaccine phòng bệnh cho cá tra

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

06/08/2015
Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

06/08/2015
Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

06/08/2015
Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

06/08/2015
Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

06/08/2015