Sản xuất cá tra vẫn trầm lắng

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản.
Hiện nay đang vào thời gian cao điểm của vụ cá Nam, các loài cá nổi xuất hiện nhiều như cá hố, cá cơm... Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho chuyến biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 lên xấp xỉ 2 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ở các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Phú Yên cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng tháng 8 năm 2015 ước đạt 332.000 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn.
Đáng chú ý, tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các DN chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp, chỉ dao động ở mức 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi. Chẳng hạn như Đồng Tháp diện tích đạt 1.700ha, tăng 9,3%, An Giang diện tích đạt 937ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm nước lợ, hiện đang vào mùa mưa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không cao như những tháng trước, tuy nhiên những cơn mưa dễ làm thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi khiến tôm khó thích nghi. Do đó tình hình sản xuất tôm nước lợ tháng này vẫn ảm đạm. Hàng loạt các khó khăn như tình hình xuất khẩu, giá nguyên liệu thấp, thiệt hại do dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng đến người nuôi.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 554 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.

Bằng sự cố gắng vượt bậc, xã Hiệp Hòa (thị xã Quảng Yên) đã trở thành 1 trong 4 xã về đầu trong phong trào thi đua “Xã nông thôn mới - phường, thị trấn văn hóa" năm 2012 của Quảng Ninh.

Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 2.000ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 ngàn tấn/ năm. Ông Vy Văn Tuyến ở thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 1.000 gốc na cho biết: “Năm ngoái giá na loại to đẹp chỉ 25.000 đ/kg, nhưng năm nay lên tới 35.000 – 40.000 đ/kg, loại trung bình có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg nên người dân vui lắm”.