Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng dưa lê chất lượng cao lãi gấp đôi dưa thường

Trồng dưa lê chất lượng cao lãi gấp đôi dưa thường
Ngày đăng: 25/11/2015

Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) nằm trên địa bàn huyện Gia Lộc.

Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20, các giống dưa lê, dưa hấu của cố Viện trưởng Lương Định Của được trồng rộng khắp ở tất cả các địa phương trong huyện.

Trồng dưa chất lượng cao cho thu nhập cao.

Đến nay dưa đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho nông dân, diện tích mỗi vụ khoảng 250 - 300 ha.

Từ năm 2000 đến nay, trên thị trường xuất hiện các giống dưa chất lượng cao như Kim cô nương, Mật thế giới, Mật thiên hạ, Kim Hoàng hậu… có giá bán cao gấp 2 – 4 lần các giống dưa thường.

Để nâng cao hiệu quả SX, Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm, Sở KH-CN Hải Dương và một số Cty giống cây trồng như: Nông Hữu, Hoa Sen, Thần Nông...

triển khai các mô hình trồng dưa lê chất lượng cao ở một số địa phương.

Năm 2015, tại các vùng trồng dưa trọng điểm của huyện, một số hộ nông dân đã SX dưa chất lượng cao ở cả ba vụ: Vụ xuân, vụ xuân hè và vụ thu đông.

Diện tích gieo trồng mỗi vụ hàng chục ha tập trung ở các xã Hồng Hưng, Đoàn Thượng, Toàn Thắng… bình quân mỗi ha cho doanh thu khoảng 250 triệu đồng, mỗi vụ toàn huyện thu hàng tỷ đồng.

Tại hội thảo đánh giá kết quả SX thử giống dưa lê Kim cô nương NH2798 vụ xuân năm 2015, bà Nguyễn Thị Sáu, thôn Hoàng Xá, xã Hồng Hưng cho biết: “Nhà tôi đã trồng dưa lê chất lượng cao đến năm 2015 là năm thứ 7.

Các giống dưa chất lượng nhìn chung khả năng chống chịu bệnh yếu hơn giống dưa thường như bệnh lở cổ rễ, nứt thân xì mủ, thán thư… nhất là ở vụ hè và vụ hè thu.

Hơn nữa các giống dưa này thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 10 – 15 ngày do thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch kéo dài, trung bình 1 sào thu được từ 8 – 10 triệu đồng.

Được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn SX, gia đình tôi từ 2 năm nay áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý đất, cày bừa ngả trước khi trồng khoảng 20 ngày, bón nhiều phân chuồng hoai mục có chế phẩm vi sinh, trồng che phủ nilon chống mưa nên quả đậu nhiều, quả to, đẹp hơn, giá bán cao hơn, thu nhập 1 sào khoảng 11 – 12 triệu đồng”.

Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.

Dưa có thời gian bảo quản kéo dài, việc tiêu thụ thuận lợi, các thương lái thu mua tại ruộng.

Ở xã này, diện tích trồng dưa lê chất lượng cao vụ sau cao hơn vụ trước.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Bắc Ninh Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

21/01/2014
Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

21/01/2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014
Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

22/01/2014