Tổng Diện Tích Thả Nuôi Thủy Sản Đạt 2.209 Ha

Theo UBND huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 2.209 ha, đạt 35% kế hoạch, tăng 334 ha so cùng kỳ.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 380 tấn, đạt 2,3% kế hoạch, giảm 2.364 tấn so cùng kỳ. Nguyên nhân do người dân thả nuôi theo lịch khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên thời gian thả nuôi trễ so với cùng kỳ, đa số các diện tích thả nuôi chưa đến giai đoạn thu hoạch.
Hiện nay, cán bộ ngành Nông nghiệp tiếp tục theo dõi công tác cải tạo ao đầm, đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn, tập trung tuyên truyền lịch thời vụ đến tận các hộ nuôi, đảm bảo thả nuôi theo lịch thời vụ để hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.