Mạnh Mẽ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT, toàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 512 ha trên đất lúa trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014, trong đó, trồng lúa kết hợp nuôi cá là 460ha, ngô 10ha, lạc 14,5ha, ớt 25ha, khoai lang 2ha.
Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này được triển khai, thí điểm chủ yếu tại huyện Quảng Ninh 464,6ha, Quảng Trạch 39ha và Lệ Thủy 10ha.
Ước tính, các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh cao gấp từ 2-3 lần so với trồng lúa.
Tính đến ngày 19/5/2014, diện tích ngô đã cho thu hoạch với thu nhập đạt 3 triệu đồng/sào, đặc biệt có những hộ trồng loại giống HN88 đạt 5-6 triệu đồng/sào; lạc đạt năng suất 23 tạ/ha, khoai lang đạt 60 tạ/ha. Riêng ớt vẫn đang thu hoạch với giá thu mua đầu vụ 17.000-18.000 đồng/kg.
Tổng sản lượng lương thực vụ Đông Xuân năm 2013-2014 trên địa bàn tỉnh đạt 193.040 tấn, bằng 104,13 theo kế hoạch, bằng 103,46% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự kiến, đến ngày 30/5/2014, toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong diện tích cây lương thực.
Ông Trần Vĩnh Đức, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Bình, cho biết: Vụ Đông Xuân năm nay cây lúa được mùa toàn diện. Sản lượng vượt kế hoạch 4,13%, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 3,46%. Do thời tiết năm nay rất thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh ít nên thu hoạch khá.
Ngoài các cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả như lúa, ớt… Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhằm góp phần hỗ trợ xuất khẩu (XK) 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1%. Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Cũng theo các trang đặt hàng này, giá bưởi này do người dân vùng trồng (Vĩnh Long) báo, nhưng chưa phải giá chốt, và đây chỉ là giá bán buôn. Số lượng quả có thể đặt hàng là không hạn chế, mua nhiều sẽ được chiết khấu. Tuy nhiên, thời gian chính xác để nhận hàng hiện chưa có, cửa hàng chỉ hứa sẽ có trước tết Dương lịch.