Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm

Trong số 30.000 tấn tôm, có gần 20.000 tấn tôm thẻ chân trắng, vượt gần 43% kế hoạch năm, tăng gần gấp đôi so với vụ nuôi năm 2013 và hơn 10.000 tấn tôm sú đạt hơn 74% kế hoạch năm.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.
Tuy nhiên, khi bước vào đầu vụ thu hoạch, các hộ nuôi tôm biển ở Trà Vinh đối mặt với giá cả mặt hàng tôm nguyên liệu liên tục giảm gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trong đó tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nhất, loại 50 đến 60 con/kg có lúc chỉ còn 100.000-110.000 đồng/kg, giảm khoảng 80.000-90.000 đồng/kg với cuối năm 2013.
Điều đáng mừng là sau thời gian sụt giảm mạnh, đến giữa tháng 6/2014 giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu ở Trà Vinh tăng thêm khoảng 20.000-30.000 đồng/kg (tuỳ loại). Tuy giá hiện còn thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2013 song nếu không gặp rủi ro dịch bệnh người nuôi vẫn sẽ thu lãi khá.
Vụ nuôi tôm biển năm 2014 ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh có gần 34.500 lượt hộ thả nuôi trên 4 tỷ con tôm giống trên diện tích khoảng 40.000 ha. Trong đó, có hơn 7.000 hộ thả nuôi 2,2 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 4.200 ha, tăng gấp 4 lần so với cả vụ nuôi năm trước.
Tuy đầu vụ nuôi gặp nhiều bất lợi về thời tiết và môi trường khiến khoảng 23% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhưng nhờ tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ thuỷ sản hướng dẫn kỹ thuật nên tình trạng tôm nuôi bị chết đã sớm được khắc phục.
Trà Vinh hiện còn khoảng hơn 12.000 ha tôm nuôi chưa thu hoạch, hiện đang phát triển tốt; trong đó, có gần 3.000 ha nuôi theo hình thức thâm canh (công nghiệp) và bán thâm canh (bán công nghiệp) có khả năng cho năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, mô hình trồng xen ổi trong vườn cây có múi do Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng chuyển giao cho nông dân bước đầu mang lại hiệu quả về việc phòng bệnh vàng lá Greening và đã được bà con công nhận. Trong thời gian chờ cây trồng chính cho thu hoạch thì mô hình này đã giúp nông dân lấy ngắn nuôi dài khi trồng xen các loại rau màu khác.

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.

Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.