Dùng biogas, đun nấu thả ga

Thời hiện đại, các siêu thị, cửa hàng điện máy đắt hàng như tôm tươi, không ít gia đình nơi đây vẫn trung thành với bếp củi, rơm rạ.
Ai cũng biết là tốn công hơn đấy, bụi bặm hơn đấy, nhưng gánh nặng chi tiêu lại giảm bớt một phần.
Gần chục năm trở lại đây, khi chăn nuôi từng bước phát triển, chiếc hầm biogas mới xuất hiện ở Thượng Nông.
Thấy người ta chẳng cần mua gas ngoài đại lý; không cần mua điện của nhà nước; không cần kiếm củi đun mà lúc nào cũng có lửa để nấu cám lợn, đun nước sôi, ai nấy cũng đều ao ước. Thế nhưng, thích là một chuyện, còn thực hiện được giấc mơ ấy không lại là chuyện khác.
Bởi, đầu tư cho một công trình mất cả con nghé (trâu con).
Theo cán bộ khuyến nông xã Thượng Nông, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas vẫn còn rất hạn chế. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu vẫn là ủ phân hoặc làm thức ăn cho cá.
Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn tiến, thì chắc chắn khoảng 5 – 10 năm nữa môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ năm 2013, khi triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con đầu tư xây dựng công trình khí sinh học.
Xét về bài toán kinh tế, khi sử dụng hầm biogas đem lại đa lợi ích: Vừa tận dụng được nguồn khí đốt, giảm chi phí mua chất đốt; sử dụng bã thải để tưới cho cây trồng thay phân bón, làm thức ăn cho cá...
Và quan trọng hơn đó là môi trường sống luôn được bảo đảm an toàn.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hanh ở khu 5, xã Thượng Nông – người mới đầu tư xây dựng hầm biogas dung tích 9 m3 , được hỗ trợ 3 triệu đồng từ dự án.
Với quy mô chăn nuôi 2 con bò, 1 lợn nái sinh sản.
“Chỉ sau 7 ngày lắp đặt hầm composit là có gas đun nấu "tẹt ga" rồi chú ạ.
Mới đầu, khi sử dụng khí sinh học cứ thấy có mùi trứng thối, về sau mới biết đó là do khí H2S lẫn vào.
Chỉ cần mua một thiết bị lọc khí H2S là an tâm, vì mọi mùi khó chịu đã bị tiêu diệt”, ông Hanh nói.
Khi hỏi về kỹ năng vận hành hầm biogas, ông Hanh chia sẻ rằng: "Vợ tôi được cán bộ kỹ thuật tập huấn mấy ngày liền trên xã, ghi chép đầy đủ lắm.
Từ kỹ thăng phá váng, tỷ lệ pha nước và bã phân bao nhiêu là vừa... đều được học hết thảy”.
Nguồn bã thải từ hầm biogas, ông Hanh tưới vào vườn rau và mấy luống ngô trong vườn, được cung cấp đầy đủ dưỡng chất chúng lớn vù vù, xanh mướt mát.
Rời nhà ông Hanh, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Mạnh Thắng (khu 2, xã Thượng Nông).
Khu vực chăn nuôi có nhiều loài vật rất thú vị như gà tây, lợn rừng, lợn thịt, ngỗng và ao cá...
Trước đây, nguồn phân thải ra từ trang trại chủ yếu được thải xuống ao để nuôi cá, nhưng thải nhiều quá sợ gây ra ô nhiễm, ông Thắng quyết định đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý phân và nước thải.
Từ đó, trang trại vừa sạch đẹp, vật nuôi cũng được bảo vệ tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.