Tọa đàm doanh nghiệp với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau khi tiếp nhận ý kiến từ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), Sở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh tiến hành đối thoại.
Giải đáp trực tiếp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động xung quanh các vấn đề như: giải ngân nguồn vốn; vệ sinh môi trường; giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp;
Nguồn cung ứng nước tưới tiêu phục vụ cho công tác thâm canh; quy hoạch vùng để sản xuất và phát triển giống mới nhằm nâng cao chất lượng giống, kêu gọi đầu tư và hỗ trợ từ các nguồn trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tỉnh cần có ý kiến để ngân hàng linh hoạt hơn trong việc xét hồ sơ vay vốn của DN, HTX… nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, một số phương thức, cách làm mới đã được các DN, HTX đề xuất nhằm hạn chế sức người, sức của và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Nữ Y, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao cách làm hay, hiệu quả của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh qua việc đối thoại trực tiếp.
Các nội dung trao đổi tại buổi tọa đàm nhận được sự đồng tình của hầu hết các DN, HTX, đồng thời là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp, HTX xác định được rõ hơn các hướng để phát triển hiệu quả và lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?

Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.

Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.

Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.