Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An

Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An
Ngày đăng: 07/03/2014

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

Khi mạng lưới khuyến nông chưa hình thành thì việc nuôi cá của bà con gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do trình độ của bà con còn hạn chế, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.

Trong những năm gần đây hệ thống khuyến nông tỉnh đã hình thành được mạng lưới đến tận thôn bản. Hàng năm các cán bộ khuyến nông xã và thôn bản được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn, tư vấn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những thông tin phù hợp.

Trên sơ sở đó, các cán bộ khuyến nông xã, thôn bản không ngại khó khăn để đến tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa cầm tay chỉ việc, tư vấn kỹ thuật và xây dựng các điểm mô hình trình diễn giúp việc nuôi cá của bà con thay đổi rõ rệt.

Bà con đã biết áp dụng và thực hiện tốt các khâu kỹ thuật, biết cải tạo ao, xử lý vôi, bón lót phân chuồng hoai để gây màu nước, biết chọn giống tốt, thả cá đúng mùa vụ, đúng mật độ, cơ cấu đàn cá hợp lý, việc chăm sóc, quản lý ao và phòng bệnh chu đáo. Vì vậy cá mau lớn, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, tỷ lệ sống cao, năng suất đã đạt 3 tấn/ha.

Ngoài ra, bà con đã biết cách ương nuôi cá giống để chủ động nguồn giống tốt tại chỗ, biết chế biến thức ăn cho cá từ sản phẩm phụ của nông nghiệp, cách nuôi giun quế..., Do nắm vững được kỹ thuật, bà con đã đa dạng được hình thức, đối tượng nuôi như ếch, lươn, ba ba, cá diêu hồng, cá lóc...

Ngoài việc tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn, các cán bộ khuyến nông còn đóng vai trò như cán bộ tuyên giáo, cán bộ văn hóa, kết hợp đưa những thông tin liên quan, các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ khuyến nông còn giúp bà con làm công tác dịch vụ tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, tiếp cận các thiết bị vật tư tốt, giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin thiết thực, là một cầu nối kịp thời giữa các tổ chức, các vùng, miền.

Đồng thời tổ chức các cuộc thăm quan học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt các tâm tư nguyện vọng, những khó khăn thắc mắc của bà con để tham mưu cho cá cấp lãnh đạo, từ đó có biên pháp giải quyết kịp thời hợp lý.

Việc làm của công tác khuyến nông đã giúp cho bà con phần nào khó khăn trong nuôi trồng thủy sản, cuộc sống dần dần được cải thiện, có thêm việc làm, tăng thu nhập, sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản để chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho gia đình, sản lượng ngày một tăng, không ngừng mở rộng diện tích nuôi, biết tận dụng tối đa diện tích mặt nước để đưa vào sản xuất ngày càng ổn định, bền vững.

Bà con nuôi cá miền núi đã biết cách bảo vệ môi trường, hạn chế dùng hóa chất và các thiết bị để khai thác triệt để các loại cá nhỏ ngoài tự nhiên, tin tưởng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, hiệu quả đồng thời có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Đặc biệt bà con ngày yêu thích và phát triển mạnh nghề nuôi cá ở địa phương mình.


Có thể bạn quan tâm

Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

14/08/2015
Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn

Với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, ít ai nghĩ đây là tiền lãi ông Lê Hoàng Buôl, ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kiếm được từ nghề gặt lúa mướn. Ông không gặt thủ công tốn kém mà gặt mướn bằng máy gặt đập liên hợp.

14/08/2015
Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

14/08/2015
Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao

Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.

14/08/2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị), nhiều người dân đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, trong đó, hợp tác xã (HTX) Thống Nhất (khu phố 4, thị trấn Cam Lộ) là đơn vị tiên phong với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

14/08/2015