Tiền Giang: Phụ Phẩm Rơm Bắt Đầu Có Giá

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò...
Từ nhu cầu trồng rẫy...
Nếu ở huyện Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước..., rơm là gánh nặng cho bà con nông dân sau mỗi vụ thu hoạch lúa vì không biết phải xử lý như thế nào, đặc biệt là vào mùa mưa bão, thì ở huyện Chợ Gạo, đặc biệt là ở xã Thanh Bình rơm được bà con trồng rẫy săn lùng...
Khi phong trào trồng rẫy trên đất ruộng ở huyện Chợ Gạo phát triển thì nhu cầu sử dụng rơm phủ lên líp trồng giữ ẩm cho đất cũng tăng lên. "Rơm ở đây đắt hàng lắm! Tôi trồng có một công (1.000 m2) ngò mà mấy ngày nay tìm rơm để phủ lên líp trồng cũng không có" - ông Bùi Phước Đức, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo cho biết.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hải, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo có 0,5 công đất trồng rau ăn lá cho biết, do đặc thù líp trồng các loại rau ăn lá khác hẳn với líp trồng cây dưa hấu, dưa leo hay khổ qua nên việc sử dụng màng phủ nông nghiệp giữ ẩm cho đất không hiệu quả. Mặt khác, nắng nóng kéo dài trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây do đất giữ ẩm kém. Chính vì vậy, bà con nông dân ai cùng tìm mua rơm khiến giá "tăng vùn vụt" mà cũng không có để mua.
Không chỉ sử dụng phủ líp trồng rau, rơm còn được bà con nông dân ở các xã trong huyện tìm mua để ủ gốc thanh long. Ông Nguyễn Văn Cần, ngụ xã Thanh Bình nói: "Mấy năm nay, cây thanh long trên đất Chợ Gạo phát triển mạnh lắm! Vụ này, tôi tranh thủ tìm mua 2 ha rơm về ủ gốc thanh long nhưng cũng chỉ mua được có 1 ha rơm thôi."
... Đến làm thức ăn cho bò
Thời điểm này, trên các cánh đồng lúa ở xã Thanh Bình hễ nơi nào thu hoạch lúa là có người đến hỏi mua rơm về làm thức ăn cho bò với giá 1,5 - 1,7 triệu đồng/ha. Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu, (ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo) cho biết: "Vào những tháng mùa khô, cỏ tươi hiếm lắm nên bà con ai cũng tranh thủ mua rơm trữ dùng làm thức ăn cho bò khiến giá tăng liên tục".
Theo chị Châu thì giá trị dinh dưỡng của rơm so với các loại cỏ tươi hay thức ăn đậm đặc thấp hơn rất nhiều. Thế nhưng, sau khi đem rơm ủ phân URÊ với liều lượng thích hợp thì vẫn có khả năng đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bò, mà giá cả tính ra cũng rẻ hơn rất nhiều so với thức ăn đậm đặc.
Ngoài ra, rơm còn được các chủ xe tải chuyên vận chuyển rau củ, trái cây, đặc biệt là dưa hấu tìm mua để chêm vào các kiện hàng nhằm tránh bị dập khi vận chuyển đi xa. "Năm nào tôi cũng trữ sẵn 2 ha rơm chờ mùa dưa hấu ở xã Phú Cường và Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) đến để đi chở dưa thuê cho bạn hàng" - ông Nguyễn Văn Hùng, chủ xe tải chở thuê ngụ ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ước tính mỗi hộ thiệt hại từ 200 - 300 triệu đồng đợt này. Người nuôi cá nghi vấn nguồn nước bị ô nhiễm khi từ trưa 24.8 nước trong vịnh nổi váng đỏ đặc và bốc mùi hôi, cá bắt đầu nổi lên đớp bóng, một số hộ kéo bè ra xa gần vịnh Đà Nẵng thì tình trạng cá chết có đỡ hơn.

Ngày 25.8 Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng cho hay đã có 150 hồ sơ đăng ký vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ có hiệu lực từ 25.8, trong đó có khoảng 50% hồ sơ đóng tàu thép chủ yếu của doanh nghiệp.

Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5% về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Thành phố Ðà Nẵng có 11 xã thuộc huyện Hòa Vang tham gia xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, đã có hai xã Hòa Châu và Hòa Tiến được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đang phấn đấu trong hai năm 2014 và 2015, đưa chín xã còn lại hoàn thành 19 tiêu chí theo quy định, về đích trước năm năm so với cả nước.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đổi mới căn bản về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trong đó có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tiếp tục tháo gỡ...