Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS
Ngày đăng: 27/09/2014

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).

Tháng 12/2013, một nhóm các nhà khoa học Thái Lan và Đài Loan cung cấp thông tin về đoạn mồi và giao thức PCR về vi khuẩn gây bệnh EMS làm thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp tôm cả trong nước và quốc tế.

Mặc dù giao thức này đạt được thành công và được đặt tên AP1 và AP2, nhóm nghiên cứu Thái Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu bệnh này để cải thiện kỹ thuật phát hiện chúng.

Theo trung tâm Quốc gia kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC), ngày 18/6 tại Diễn đàn Phát triển Công nghiệp tôm quốc tế lần thứ 6 tại Chiết Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ thông tin về phương pháp PCR mới và được cải tiến gọi là phương pháp AP3.

Phương pháp này được dựa trên phát hiện trình tự gen của một loại protein trong một tiểu phần nhỏ của mẫu nước dùng nuôi cấy tế bào từ chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây AHPND, nhưng không phải từ V. parahaemolyticus hoặc vi khuẩn khác mà không gây ra AHPND.

Mẫu tế bào di động được chuẩn bị sẵn có dấu hiệu điển hình của AHPND cấp tính (tế bào biểu mô ống lượn gan tụy có biểu hiện bong tróc lớn) khi cho tôm ăn bởi ống lượn đảo chiều. Mồi (AP3) được thiết kế để khuếch đại trình tự gen của một loại protein nhỏ độc hại từ tiểu phần này.

Theo BIOTEC, phương pháp AP3 kết quả nhạy tới 100%, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm để phát hiện các vi khuẩn AHPND bao gồm việc sử dụng 98 chủng vi khuẩn đặc trưng bởi xét nghiệm sinh học như AHPND và vi khuẩn không có AHPND.

Phương pháp AP3 được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Mahidol, Trung tâm nghiên cứu thú y thủy sản của công ty Charoen Pokphand và công ty BIOTEC.


Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi

Bệnh phân trắng, chậm lớn, tôm lớn không đồng đều… là những bệnh liên quan đến bệnh đường ruột của tôm nuôi mà hộ nuôi tôm đặc biệt quan tâm, bởi tỉ lệ tôm bệnh có liên quan đến đường ruột chiếm trên 60% diện tích nuôi.

15/09/2015
Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản

“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản Neo-polymic phù hợp tại Quảng Trị” là đề tài hợp tác với các ngành và địa phương do Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam quản lý

15/09/2015
Ngư dân được mùa cá cơm Ngư dân được mùa cá cơm

Ngày 11-9, ông Đỗ Hữu Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang cho biết, từ đầu năm đến nay, do được mùa cá cơm nên công ty đã thu mua được gần 2.500 tấn cá. Đặc biệt, từ nửa cuối tháng 7 đến nay, công ty đã thu mua được hơn 1.500 tấn.

15/09/2015
Shushi Huế đi Nhật Shushi Huế đi Nhật

Sau gần 12 năm làm các sản phẩm shushi (từ mực, cá hồi) xuất sang Nhật, Công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế (CT CPPT TSH) đã được Nhật Bản cấp giấy chứng nhận miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan.

15/09/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi gà Ai Cập Làm giàu từ mô hình nuôi gà Ai Cập

Nhắc đến anh Phùng Văn Hãn, thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) không ai là không biết đến anh, một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương với mức thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.

15/09/2015