Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó

Về ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ, tìm hiểu việc nuôi trăn của ông Võ Văn Diện (thường gọi là Ba Rí) mới thấm thía câu “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Kể lại hồi mới nuôi trăn, vợ ông Diện cho hay: “Hồi đó tôi sợ trăn lắm, lại gần thôi cũng không dám, nhưng thấy ổng làm một mình cực quá nên tôi mạnh dạn làm theo, giờ thì quen rồi, cũng quen được tính khí của chúng”. Vợ chồng họ cùng nhau nuôi trăn, chồng cho trăn lớn ăn, còn chăm lo trăn nhỏ là do vợ.
Trước khi nuôi trăn, gia đình ông Diện canh tác nhiều loại cây, con nhưng đều thất bại. Ông Diện cho biết: “Thấy nuôi và trồng cái gì cũng không đạt, nên tôi nghĩ là nên nuôi con gì nó lạ lạ, rồi lúc đó có phong trào nuôi trăn nên tôi theo luôn”.
Lúc đầu, gia đình tôi chỉ mua có một con trăn cái làm giống, sau đó mua thêm trăn con, nhưng vì lúc đó giá trăn bằng với giá chuột nên ông đành bán hết, chịu lỗ vốn. Quyết không từ bỏ với nghề lạ này, sau 4 năm học hỏi về kỹ năng chăm sóc và thị trường tiêu thụ sản phẩm của trăn, ông Diện bắt đầu lại sự nghiệp và đã thành công. Hiện mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 500 triệu đồng từ bán trăn thịt và trăn giống.
Ông Diện chia sẻ: “Nuôi trăn tuy dễ mà khó. Khó là ít sách báo nào hướng dẫn phòng bệnh, điều trị bệnh sổ mũi và ho của trăn, hễ gặp hai bệnh này nếu xử lý không tốt là hư cả đàn”.
Ngoài nuôi trăn, ông Diện còn có vườn sầu riêng mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều năm liền ông Diện đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư. Hiện, hai con trai lớn của ông Diện đều theo nghề bố nuôi trăn và cũng rất thành công.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trăn của ông Ba Rí, có thể liên lạc qua số điện thoại 0985444680.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.