Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

Thực hiện kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương (trong đó có tỉnh Cà Mau) sẽ triển khai nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm”.
Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích nhưng tăng về phạm vị số xã, huyện, tỉnh có dịch bệnh. Mặc dù, ngành chuyên môn đã hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra với diện rộng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho người dân và ngân sách Nhà nước.
Đối với tỉnh Cà Mau, trong 10 tháng qua có hơn 1.200 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm các loại bệnh. Trong hơn 797 ha tôm nuôi bị bệnh do người dân khai báo với Chi cục Thú y có gần 34 ha bệnh đốm trắng, hơn 623 ha bệnh gan tụy.
Nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm” sẽ được tổ chức triển khai với 3 nội dung chính. Thứ nhất là giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Thứ hai là nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm và cuối cùng là xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh đốm trắng, nhiệm vụ này sẽ được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.

“Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng tôi âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ, gia đình thu lãi 50 triệu đồng sau 6 tháng nuôi” – Ông Hồng cho hay.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.