Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.
Tuy nhiên, UBND huyện Châu Thành đã triển khai giải tỏa các loại cây này. Thay vào đó, mặt đê và hành lang bảo vệ đê được trồng các loại rau màu, mái đê chỉ được trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Từ đó, các hộ dân đã chuyển sang trồng cỏ voi trên mặt đê và mái đê để làm thức ăn cho gia súc. Mô hình này hiện đang mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân nơi đây.
50 hộ dân sinh sống ven tuyến đê sông Ba Lai trồng cỏ voi trên 3.000m2 đất để làm thức ăn cho trên 200 con bò và 80 con dê. Trung bình mỗi hộ có từ 2 - 4 con bò hoặc dê và cỏ voi các hộ trồng đủ lượng thức ăn tươi và dự trữ quanh năm cho đàn bò, dê của gia đình. Cỏ voi dễ trồng, là nguồn thức ăn dồi dào cho bò, dê giúp người nông dân tiết kiệm chi phí.
Ông Đặng Văn Chính - người dân ấp Phước Thạnh 2 cho biết, ông trồng cỏ ven tuyến đê đã được 2 năm trên diện tích 2.000m2 đất; cỏ do ông trồng không xịt thuốc trừ sâu nên cho bò ăn ông an tâm hơn là đi cắt cỏ ở những nơi khác; mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận từ đàn bò khoảng 50 - 60 triệu đồng.
Được biết, cỏ voi trồng khoảng 30 ngày, độ cao chừng 1,5m thì bắt đầu thu hoạch; sau đó thu tái sinh với chu kỳ 25 - 40 ngày. Chu kỳ trồng của cỏ voi là từ 3 - 4 năm. Ban đầu, cỏ voi cần bón lót, rồi phân đạm; sau đó thì chỉ tận dụng phân thải của bò hoặc dê để bón thêm nên chi phí đầu tư thấp, lại cho sản lượng cao trong nhiều năm.
Tuyến đê ven sông Ba Lai sắp tới sẽ xây dựng đường giao thông để người dân thuận tiện đi lại. Vì vậy, Hội Nông dân xã Thành Triệu khuyến cao bà con nông dân nơi đây cần tận dụng đất nhà trên vườn cây ăn trái để trồng thêm cỏ, để khi tuyến đê xây dựng đường giao thông, đàn bò, đàn dê của người dân vẫn có đủ nguồn thức ăn tươi, góp phần tăng thu nhập.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ trồng cây rau màu hiệu quả thấp sang trồng cỏ voi nuôi bò, dê tại xã Thành Triệu là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Yên Thế đang tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn, tuyên truyền vận động nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Tiếp tục đẩy nhanh đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng VietGAP tại ba xã: Đồng Tâm, Tam Tiến và Tiến Thắng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong tháng 6, nhiều loại trái cây trong nước nói chung và Tiền Giang nói riêng đồng loạt rớt giá, một phần là do vào mùa thuận, sản lượng tăng; một phần do lượng trái cây được xuất bán sang Trung Quốc giảm so với trước kia.

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước, năng suất thấp để hình thành những vùng sản xuất rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.

“Chúng ta có nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo nữa hay không? Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta ra sao?” Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị sơ kết công tác thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 11-6 tại tỉnh Long An.

Ngày 29.5, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).