Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao

Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 30/10/2014

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… mà số lượng đàn bò ở xã An Thạnh Trung phát triển khá nhiều với gần 2.000 con của 435 hộ nuôi, chủ yếu giống bò Campuchia và 60 hộ dân đang nuôi bò cọp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi giống bò cỏ truyền thống. Hiện nay địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

Ghé thăm gia đình ông Bùi Quốc Vững, một hộ dân rất tâm đắc với việc chăn nuôi theo hướng công nghệ cao của xã. Ông Vững cho biết: gia đình ông đang nuôi 10 con bò cọp, nguồn thức ăn thì tận dụng từ phế phẩm cây bắp non, cỏ voi và rơm làm thức ăn nên bò lớn nhanh, trung bình tăng 20 - 25kg/tháng.

Bình quân một con bò cọp con (nặng 30 - 40 kg) có giá 20-30 triệu đồng, sau 14 - 15 tháng nuôi, trừ hết các khoảng chi phí gia đình ông thu lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/con, trung bình lời 2 triệu đồng/con/tháng. Ông Vững còn cho biết thêm: bò cọp là loại bò rất dễ nuôi, lại tăng trọng nhanh nên được thị trường ưa chuộng và bán được giá.

Ông Trần Hồng Thanh, chủ tịch Hội nông dân xã An Thạnh Trung cho biết thêm: chương trình phát triển đàn bò luôn được xã quan tâm và khuyến khích người dân thực hiện. Đây là mô hình phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Địa phương cũng tạo điều kiện giúp đỡ các hộ dân vay vốn phát triển đàn bò.

Bên cạnh đó xã cũng phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát triển chương trình nuôi bò giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình.

Còn tại xã Bình Phước Xuân, một xã cù lao của huyện thì mô hình chăn nuôi bò theo hướng công nghệ cao cũng được nông dân quan tâm thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, ngụ ấp Bình Trung cho biết: gia đình bà tham gia thực hiện mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt.

Bà được hỗ trợ 30% chi phí để mua máy thái cỏ và chế phẩm sinh học để ủ chua thân cây bắp cho bò ăn, hiệu quả mang lại rất khả quan, đàn bò phát triển nhanh. Với 8 con bò đang nuôi dự kiến khi xuất chuồng sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng. Bình quân mỗi con bò khi bán người nuôi thu lợi 10 triệu đồng/con.

Hiện nay, mô hình nuôi bò đối với nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã không còn là nguồn kinh tế phụ, tận dụng thời gian nông nhàn mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả giúp đời sống của người dân có bước phát triển đáng kể.

Chăn nuôi bò cũng tạo một chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Bến Tre Gian Nan Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa Bến Tre Gian Nan Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Nhiều bà con nuôi tôm trong vùng ngọt hoá cho biết, do giếng khoan đã bị trám lấp nên họ định dùng muối để tạo độ mặn rồi thả nuôi tôm biển… Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều bà con ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thử làm cách này trước khi biết khoan giếng lấy nước mặn, nhưng không mang lại hiệu quả.

29/10/2014
Các Đối Tượng Thủy Sản Nuôi Trồng Phát Triển Tốt Các Đối Tượng Thủy Sản Nuôi Trồng Phát Triển Tốt

TP. Cam Ranh hiện có 3ha nuôi tôm sú, 235ha nuôi tôm chân trắng; số lượng tôm hùm đang được nuôi khoảng 7.123 lồng. Nông dân trên địa bàn thành phố còn tổ chức nuôi cá biển với diện tích 159ha ao nuôi và 744 lồng. Ngoài ra, toàn thành phố có 21ha ốc hương, 1ha tu hài, 75ha rong sụn.

29/10/2014
Cà Mau Quản Lý Bùn Thải Trong Sên Vét Ao Đầm Cà Mau Quản Lý Bùn Thải Trong Sên Vét Ao Đầm

Theo Quyết định 24 của UBND tỉnh Cà Mau: Hoạt động sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, người dân phải bố trí khu chứa bùn đất thải phù hợp, nước thải phải được lắng trước khi thải ra bên ngoài.

29/10/2014
Sức Sống Mới Ở Một Vùng Quê Sức Sống Mới Ở Một Vùng Quê

Những năm gần đây, nhờ phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập của người dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã từng bước được cải thiện. Chất lượng cuộc sống bởi thế cũng ngày càng được nâng cao.

29/10/2014
Vụ Heo Bơm Nước Không Thể Vụ Heo Bơm Nước Không Thể "Quýt Làm, Cam Chịu"

Thời gian qua, một vài cơ sở giết mổ heo không phép trục lợi bằng cách bơm nước vào heo để tăng trọng lượng đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu heo thịt Đồng Nai. Nếu không mạnh tay làm rõ vấn đề, người chăn nuôi, doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ bị thiệt hại nặng nề

29/10/2014