Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa

Tuy nhiên sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại nặng trên lúa mùa. Diện tích sâu cuốn lá bị nhiễm là 2.248,9ha (nhẹ 340,1ha; trung bình 1.635,5ha; nặng 273,5ha). Một số sâu bệnh khác (sâu đục thân, khô vằn...) hại nhẹ rải rác ở một số diện tích.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh, chỉ đạo phòng trừ triệt để theo hướng dẫn của Trạm bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về tình hình sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ; chỉ đạo khuyến nông xã liên hệ với Trạm bảo vệ thực vật cung ứng thuốc đặc hiệu để phòng trừ, hướng dẫn nông dân sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Đến nay, diện tích đã phun trừ sâu bệnh là 20ha, song do thời tiết mưa kéo dài nên UBND huyện chỉ đạo tiếp tục phun 1.908,8ha trên toàn huyện tập trung từ ngày 3 đến 8-8-2015.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.

Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.

Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, giòn, ngọt, sử dụng đa dạng trong bữa ăn và hiện tại trên thị trường rất được ưa chuộng. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất nấm chân dài cho hộ nông dân, cung cấp thêm cho người tiêu dùng một loại nấm ăn chất lượng cao.