Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tuy vậy vẫn còn nhiều cơ sở nuôi chưa đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một số nơi phát triển không theo quy hoạch. Có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung ứng vật tư phục vụ nuôi tôm chân trắng, ngư dân khó lựa chọn được sản phẩm tốt. Dự báo vụ nuôi thứ 2 sẽ có nhiều khó khăn hơn vụ nuôi đầu.
Để chủ động đối phó với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra, Sở NN và PTNT đề nghị Phòng NN và PTNT 3 huyện ven biển (Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu) tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn có diện tích nuôi tôm chân trắng kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở nuôi tôm chân trắng, kiên quyết không cho những cơ sở không có đủ các điều kiện về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật theo Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT, các cơ sở tự ý chuyển đổi sản xuất được nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh.
Yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện ven biển tổ chức quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản xuất giống theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi, bổ sung; xây dựng các mô hình nuôi tôm chân trắng theo quy trình VietGAP. Chi cục Thú y tiếp tục thu và phân tích mẫu định kỳ để cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh.
Thanh tra Sở NN và PTNT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thuỷ sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giống thủy sản, kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi thủy sản, các quy định về quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi thủy sản. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm chân trắng vụ 2, đặc biệt chú trọng công tác cải tạo ao đầm, loại trừ mầm bệnh trước khi đưa vào nuôi vụ 2.
Trung tâm Giống hải sản phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các đơn vị tổng kết kinh nghiệm nuôi tôm chân trắng, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm chân trắng hiệu quả, bền vững, nhất là mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi tôm chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.