Chính sách là đòn bẩy để thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Trong bối cảnh đó, sản xuất nông nghiệp theo xu hướng chất lượng cao là tất yếu để tạo lập được thương hiệu cho nông sản Việt Nam và tăng sức cạnh tranh thị trường.
Chúng tôi đã trao đổi với GS,TS Võ Tòng Xuân (ảnh), Anh hùng Lao động, người đã có những đóng góp và luôn dành tâm huyết cho sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xung quanh vấn đề này.
Thưa giáo sư, trước tiên chúng ta hãy nhận diện sản xuất nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL ?
- Vì sao chúng ta đã có hơn 25 năm xuất khẩu gạo, nhưng sao vẫn chưa thể gọi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực này? Nhìn lại, chúng ta tăng sản lượng nông sản dễ: từ thiếu ăn, thiếu mặc chuyển sang dư thừa để xuất khẩu.
Vì chính sách đổi mới quản lý nông nghiệp khuyến khích sản xuất cá thể, nông dân có thủy lợi, giống mới, vật tư nông nghiệp mua bán tự do, mạnh ai nấy sản xuất theo khả năng mình.
Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều điểm yếu đã bộc lộ.
Nổi lên là tập quán “hùa nhau bắt chước” trồng cây, nuôi con bất chấp nhu cầu thị trường.
Và tất nhiên sẽ dẫn đến các hệ lụy.
Cụ thể, khó tăng chất lượng sản phẩm, vì: không theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; áp dụng kỹ thuật nuôi trồng theo kinh nghiệm chứ ít nghiêm túc tuân theo quy trình GAP, mẫu mã sản phẩm không đúng chuẩn nông nghiệp cao GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nên chất lượng nguyên liệu không đạt chuẩn an toàn; thủy sản phát triển, nhưng không bền vững; chăn nuôi phát triển chậm… khó tìm đầu ra.
Cảnh trúng mùa rớt giá nhãn tiền; chuyện “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng” gây thiệt hại lớn cho nhà nông luôn tiếp diễn.
Giáo sư nhận định gì về nguồn lực chúng ta đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao ?
- Đây là vấn đề sống còn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chúng ta hội nhập sâu rộng.
Lấy cây lúa làm ví dụ, Nhà nước và nhân dân tập trung đầu tư đúng mức cho lĩnh vực thủy lợi… Nhưng nói để nông dân muốn đầu tư làm nhà lưới, các máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp thì còn nhiều vấn đề phải nói, phần lớn nông dân phải tự bỏ tiền đầu tư.
Ngay trong sản xuất lúa, khâu giống, kỹ thuật gần như giao cho các viện nghiên cứu và giao cho họ “tìm nguồn tiền” chứ không giao cấp kinh phí nghiên cứu về cây lúa.
Và nhiều viện, trường gặp khó khi vận động tổ chức tài trợ - họ nói: “Gạo anh xuất khẩu rồi, “hỗ trợ” gì !?” Những doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo như các tổng công ty lương thực đã đầu tư gì nghiên cứu cho cây lúa? Đó là một câu hỏi theo dạng dân gian hay nói “có qua, có lại, mới toại lòng nhau”!
Nhiều doanh nghiệp dạng “đại gia” đã nhảy vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là một ví dụ tại ĐBSCL ?
- Đây là một tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, phương thức đầu tư, mối liên kết hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp ra sao… vẫn cần thời gian đánh giá.
Vừa qua, AGPPS đầu tư vào nông nghiệp.
Tuy nhiên, mô hình đầu tư này cần có những đánh giá chính xác có làm cho nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV, chi phí tăng hay không.
Mô hình này khó “bắt chước”.
Vì có cả ngàn nhân viên của AGPPS cùng nông dân ra đồng.
Thực tế, ở ĐBSCL đã có doanh nghiệp vừa đầu tư nguồn lực đầu vào giúp hàng nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, vừa bao tiêu luôn sản phẩm, đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân.
Còn AGPPS thì đầu tư theo từng phân khúc.
lVậy, theo giáo sư, muốn tăng tốc thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp hay chính sách là vấn đề mấu chốt ?
- Theo tôi, hiện tại chính sách để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là quan trọng.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn dè dặt trong lĩnh vực này - nhất là doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư vào nông nghiệp nhưng chính sách của chúng ta cần hoàn thiện minh bạch, để họ không còn e ngại sự cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.
Cần chuẩn bị nguồn nhân lực cho làn gió đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ra sao, thưa giáo sư ?
- Trước hết, các trường cao đẳng nghề hoặc đại học thực hành phải thiết kế chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn cung cấp cho HTX nông nghiệp (HTXNN), các khu công nghiệp chế biến hàng nông sản, các chương trình PR, tiếp thị.
Nguồn nhân lực đại học, cao đẳng có năng lực quản lý kinh doanh nông nghiệp này sẽ tham gia trong Ban điều hành của HTXNN nào chưa có cán bộ dạng này.
Xã viên các HTXNN phải được huấn luyện thật kỹ quy trình GAP của loại sản phẩm nuôi trồng, bảo đảm năng lực cạnh tranh trong sản xuất ngành hàng.
Mọi nông dân đổi mới, không làm ăn cá thể nữa, mà phải tham gia HTXNN hoặc Hiệp hội sản xuất ngành hàng (lúa gạo, xoài, vú sữa, bưởi…).
Xin cảm ơn giáo sư !
Có thể bạn quan tâm

Cồn Cống là cù lao nhỏ nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại trên sông Tiền, thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Với một mặt hướng thẳng ra Biển Đông, Cồn Cống không khác gì chốt tiền tiêu thiên nhiên, ngày đêm canh giữ vùng biển hạ lưu sông Tiền.

Làm thế nào để tiêu thụ hết sản lượng thanh long sản xuất ra với giá cả hợp lý, tăng thu nhập cho nông dân…? Đó là mục tiêu để mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp được hình thành.

Nhiều đề tài, dự án trồng nấm bước đầu có hiệu quả như “Xây dựng mô hình SX nấm dược liệu, nấm thực phẩm cao cấp” của Cty nấm Thuận Thái, “Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu” của Trường CĐ Công nghệ & kinh tế Bảo Lộc, “Xây dựng mô hình trồng một số loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng...

Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!