Khánh thành cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng

Cơ sở giết mổ tập trung Thạch Đồng được quy hoạch với diện tích 3.200 m2, xây dựng trong 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là 1.500 m2, với tổng mức đầu tư 2,7 tỷ đồng.
Công trình gồm 6 hạng mục, được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại gồm hệ thống nhà xưởng, dàn mổ bán tự động, nhà điều hành, hệ thống xử lý nước thải và các hạng mục phụ trợ khác.
Ngoài ra, UBND xã Thạch Đồng còn đầu tư 2,4 tỷ đồng phục vụ công tác GPMB, xây dựng hệ thống điện, đường phục vụ cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng.
Cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thạch Đồng có công suất đạt 150- 180 con/ngày đêm, mỗi lần có thể giết mổ khoảng 10 con gia súc trên dàn treo bán tự động.
Đây là cơ sở giết mổ gia súc tập trung được xây dựng theo hệ thống giết mổ treo và hệ thống xử lý nước thải hiện đại thứ hai trên địa bàn tỉnh sau Nhà máy chế biến súc sản Mitraco.
Với quy trình này, công tác giết mổ gia súc sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, thiết lập mối liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thịt an toàn từ khâu sản xuất, giết mổ đến khâu tiêu thụ trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.