Sẽ Cấm Đánh Bắt Hải Đặc Sản Trên Vùng Biển Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận đã có thông báo, cấm tất cả hoạt động khai thác các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc từ 1/4 đến 31/7 trên toàn vùng biển Bình Thuận.
Bình Thuận được xem là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước, là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị cao như điệp, sò lông, bàn mai, nghêu lụa, sò giấy…
Mỗi năm, sản lượng khai thác sò điệp chiếm hơn 50% tổng sản lượng khai thác hải đặc sản, sò lông chiếm hơn 10%. Mỗi ngày thu nhập của ngư dân từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nhờ đó, đời sống của nhiều ngư dân được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động xã hội.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm mạnh do kiểu đánh bắt tận diệt, tình trạng khai thác hải sản non và hải sản đang trong thời gian sinh sản... Lệnh cấm này giúp các loại hải sản trong vùng có thời gian khôi phục.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây chưa lâu, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hàng năm nước ta phải nhập hơn 2 triệu tấn bắp để sản xuất thức ăn gia súc, nghe mà giật mình. Một đất nước nông nghiệp và là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng bắp thì không đủ để... sản xuất thức ăn gia súc thì quả là điều đáng để trăn trở.

Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn nuôi ếch trong bể tại 02 hộ là hộ ông Trần Văn Bảy ở ấp Phước Thọ và hộ bà Vũ Thị Nhài ở ấp Hải Lâm thuộc xã Phước Hưng, huyện Long Điền.

So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại cá giống như: rô phi, điêu hồng, cá lóc, tai tượng…đã tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg hoặc một vài trăm đồng/con. Giá tăng chủ yếu do chi phí sản xuất và vận chuyển tăng, ngoài ra sức mua tăng cũng góp phần làm cho giá nhích lên.

Đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị hàng hóa và đẩy mạnh liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ.