Nông Dân Tại Đắk Nông Chặt Bỏ Gần 400ha Cao Su Vì Lỗ Nặng

Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo
Ngày 8/8, Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết qua kiểm tra, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh, tính đến nay trên toàn địa bàn tỉnh người dân đã chặt bỏ 359,39ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác.
Do thời gian gần đây, giá cao su trên thị trường giảm mạnh khiến người trồng cao su bị lỗ nặng, ngoài ra một số vườn cao su lâu năm do trồng giống thực sinh không đảm bảo, lượng mủ thấp nên nhiều người dân đã ồ ạt chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác như cây tiêu, càphê, chanh dây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay diện tích tập trung nhiều nhất là tại huyện Đắk R'lấp 212ha, huyện Đắk Song 83ha, huyện Tuy Đức 32ha, huyện Krông Nô 23,5ha và rải rác các địa phương khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 32.000ha cao su, trong đó có 5.970ha cao su quốc doanh, 3.990ha cao su do các doanh nghiệp tư nhân trồng và 22.300ha cao su tiểu điền. Trong đó tổng diện tích đang khai thác hiện nay toàn tỉnh là 12.766ha, với năng suất bình quân đạt 1.627kg/ha.
Trước thực trạng nông dân trong tỉnh chặt bỏ vườn cao su có chiều hướng gia tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao su, ổn định diện tích đang có.
Đối với một số vườn cao su hết chu kỳ khai thác, năng suất mủ thấp hoặc một số diện tích trồng bằng cây giống thực sinh, giống cũ…thì có thể chặt bỏ trồng lại cây khác.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không chặt cây cao su tại những vườn đã trồng bằng giống mới sinh trưởng phát triển tốt, vườn cao su đang cho thu mủ tốt nhằm đảm bảo cân bằng cơ cấu cây trồng toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.

Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Còn khi sâu bệnh hoành hành, mưa bão triền miên, sương muối gây hại, giá cả chạm đáy thì kiếm được vài trăm nghìn đối với ông Thi đã là may mắn. Bạn bè kinh doanh, buôn bán thành công xây biệt thự, tậu xe hơi mà gia đình ông sau nhiều năm vợ chồng con cái đua nhau làm mà nhìn lại vẫn chẳng có gì.

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.